Võng mạc đóng vai trò như là tấm phim trong máy chụp ảnh, có công dụng ghi lại những sự vật và hình ảnh bên ngoài chuyển thành tín hiệu đưa đến não bộ. Khi võng mạc bị thương tổn, nhất là bị bong ra, chức năng của tấm phim sẽ bị ảnh hưởng nặng nề.
Bệnh bong võng mạc
Võng mạc (đáy mắt) là lớp màng thần kinh nằm ở phía trong cùng của mắt, dày khoảng 0,4mm, có chức năng tiếp nhận ánh sáng từ giác mạc và thủy tinh thể hội tụ lại, sau đó được chuyển thành các tín hiệu thần kinh và gửi thông tin ngược về não bộ qua các dây thần kinh thị giác. Từ đó, chúng ta có thể nhận biết hình ảnh của sự vật xung quanh.
Bệnh võng mạc là tên gọi chung của các bệnh về mắt có nguyên nhân do rối loạn võng mạc gây ra. Hiện nay, bệnh lý này đứng thứ 2 sau đục thủy tinh thể dẫn tới nguy cơ mù lòa vĩnh viễn. Trong đó, bệnh bong rách võng mạc thường gặp hơn cả.
Bong võng mạc được hiểu là lớp mô võng mạc bị bong ra khỏi vị trí ban đầu khiến việc cung cấp dinh dưỡng bị gián đoạn. Tình trạng này xảy ra khi có một hay nhiều vết rách nhỏ trên võng mạc, từ đó phần dịch kính bên trong mắt sẽ chảy qua vào lỗ rách và tràn vào võng mạc, từ đó tách võng mạc khỏi lớp mô nằm ở phía sau khiến tầm nhìn của bệnh nhân bị hạn chế, thậm chí có nguy cơ mất thị lực 1 phần hoặc toàn phần nếu không được điều trị kịp thời.
Nguyên nhân bệnh bong võng mạc
- Bong võng mạc xảy ra khi trên võng mạc xuất hiện một hay nhiều vết rách. Khi đó, phần dịch kính bên trong mắt sẽ chảy qua vào lỗ rách và tràn xuống phía dưới võng mạc, tách dần võng mạc ra khỏi lớp mô nuôi dưỡng phía bên dưới.
- Vết rách được hình thành từ các thoái hóa võng mạc, đặc biệt là thoái hóa võng mạc chu biên. Những người có tiền sử chấn thương mắt, cận thị nặng, xuất huyết dịch kính võng mạc, bệnh võng mạc đái tháo đường… là những đối tượng có nguy cơ bị bong võng mạc cao hơn so với người bình thường.
- Các thoái hóa võng mạc chu biên có thể bắt gặp ở mọi đối tượng nhưng hay gặp ở người bị cận thị nặng.
- Các trường hợp rách võng mạc chu biên có thể xảy ra khi xảy ra hiện tượng bong dịch kính sau, hay gặp ở tuổi 60 -70 tuổi.
- Chấn thương mắt có thể gây ra rách võng mạc do chấn động hoặc do hoại tử võng mạc chu biên.
Yếu tố nguy cơ bong võng mạc
Các yếu tố sau đây làm tăng nguy cơ bong võng mạc:
- Lão hóa – bong võng mạc thường gặp hơn ở người trên 50 tuổi.
- Tiền sử bong võng mạc ở một bên mắt.
- Tiền sử gia đình bị bong võng mạc.
- Cận thị nặng.
- Tiền sử phẫu thuật mắt, như loại bỏ đục thủy tinh thể.
- Tiền sử chấn thương mắt nặng.
- Tiền sử có bệnh hoặc viêm mắt.

Triệu chứng của bong võng mạc
Các dấu hiệu khi bị bong võng mạc người bệnh có thể nhìn thấy như:
- Thấy dải mờ hay vẫn đục trước mắt.
- Nhìn méo mó, các đường thẳng bị cong.
- Nhìn mờ một góc hoặc hoàn toàn.
Khi người bệnh có các triệu chứng nêu trên cần đi khám ngay tại các cơ sở chuyên khoa mắt để kịp thời được chẩn đoán và điều trị nhằm bảo vệ thị lực.
Biện pháp điều trị bong võng mạc
Điều trị tổn thương võng mạc
Nếu võng mạc chỉ bị rách hoặc thủng mà vẫn chưa bong ra, bác sĩ có thể chỉ định một trong 2 phương pháp sau đây để ngăn ngừa bong võng mạc và bảo tồn thị lực:
- Phẫu thuật laser (quang đông). Bác sĩ sẽ hướng một chùm tia laze vào mắt qua đồng tử. Tia laser sẽ giúp hàn vết rách, cố định lại vị trí của võng mạc.
- Làm lạnh cường độ cao (cryopexy). Sau khi gây tê cục bộ, bác sĩ sẽ áp một đầu dò đông lạnh lên bề mặt bên ngoài của mắt để tác động trực tiếp trên vết rách. Việc đông lạnh này giúp tạo ra vết sẹo cố định võng mạc vào thành mắt.
Bạn có thể được xuất viện ngay sau khi phẫu thuật. Tuy nhiên, cần hạn chế các hoạt động có thể gây chói mắt trong vài tuần đầu.
Phẫu thuật điều trị bong võng mạc
Bong võng mạc có chữa được không thì câu trả lời là có, bằng phẫu thuật. Nếu võng mạc bị bong ra khỏi đáy mắt, bạn bắt buộc phải được can thiệp để cố định võng mạc trở lại vị trí cũ.
Các loại phẫu thuật bong võng mạc thường được bác sĩ chỉ định bao gồm:
- Bơm khí. bơm một bong bóng khí nhỏ vào khoang thủy tinh thể, đến đúng vị trí bong võng mạc để áp phần võng mạc bị bong trở lại đáy mắt. Họ cũng sử dụng cryopexy để bịt kín vết rách. Sau vài ngày, võng mạc có thể dính vào thành mắt như bình thường. Bóng khí này sẽ tự tái hấp thu và biến mất.
- Ấn độn củng mạc: đặt một dải silicon quanh mắt để giữ võng mạc ở yên tại chỗ và vật liệu này nằm lại vĩnh viễn trong mắt. Dần dần, võng mạc sẽ lành lại và bác sĩ sử dụng laser hoặc cryopexy để bịt kín vết rách.
- Phẫu thuật cắt bỏ thủy tinh thể: Bác sĩ sẽ tiến hành loại bỏ thủy tinh thể cùng với bất kỳ mô nào đang kéo võng mạc tách rời khỏi vị trí của nó. Sau đó, bọt khí, khí đặc biệt hoặc dầu silicone được bơm vào thủy tinh thể để giúp làm phẳng võng mạc. Cuối cùng, khí sẽ được tái hấp thu. Nếu sử dụng dầu silicon, nó không tự tan và thường phải phẫu thuật loại bỏ sau vài tháng.

Phòng bệnh bong võng mạc
- Đi khám bác sĩ chuyên khoa mắt ngay khi thấy có các triệu chứng ruồi bay hoặc có chớp sáng hoặc có vùng tối trong tầm nhìn.
- Mang kính bảo hộ khi chơi thể thao hoặc sử dụng các dụng cụ.
- Kiểm soát lượng đường trong máu và thường xuyên gặp bác sĩ nếu bạn bị tiểu đường.
- Khám mắt hàng năm, đặc biệt nếu bạn có nguy cơ mắc bệnh về bong võng mạc.
- Bệnh nhân cận thị nên khám mắt định kỳ 6 tháng một lần.
- Khi một mắt đã bị bong võng mạc thì phải kiểm tra ngay mắt còn lại để phát hiện sớm những tổn thương mới và dùng tia Laser để điều trị.
Bệnh bong võng mạc ở mắt đều đe dọa trực tiếp đến thị lực và cả tính mạng của người bệnh, do đó không được chủ quan, khi phát hiện dấu hiệu của bệnh nên đến ngay bệnh viện hoặc cơ sở y tế uy tín để khám và điều trị. Việc phát hiện sớm bệnh có ý nghĩa quan trọng cho kết quả điều trị hiệu quả. Bên cạnh đó, bạn cần tăng cường sức khỏe thị lực và phòng ngừa các bệnh võng mạc bằng cách xây dựng thói quen tốt, ăn uống và bổ sung các vitamin, các khoáng chất cần thiết cho mắt giúp bảo vệ và hạn chế tối đa các bệnh võng mạc và thủy tinh thể.