Bụi phổi amiang là một bệnh nghề nghiệp do thường xuyên tiếp xúc với chất amiang. Bụi phổi amiang là bệnh ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi.
Bệnh bụi phổi atbet là bệnh gì?
Bệnh bụi phổi bông là một bệnh về đường hô hấp, thường gặp ở những công nhân, người làm việc trong ngành sợi, tiếp xúc nhiều với sợi bông, sợi gai, sợi đay, sợi lanh.
Bệnh bụi phổi bông khác với bệnh bụi phổi amiang và bụi phổi silic, vì nằm trong nhóm bệnh dị ứng ngoại lai, nhưng tất cả đều là bệnh phổi nghề nghiệp phổ biến ở các nước có ngành công nghiệp này đang phát triển, trong đó có Việt Nam.
Nguyên nhân dẫn đến bệnh bụi phổi atbet
Tiếp xúc với bụi amiăng mức độ cao trong một thời gian dài có thể khiến sợi amiăng mắc lại trong các phế nang nơi phổi trao đổi oxy. Các sợi amiăng gây kích ứng và tạo xơ sẹo cho mô phổi khiến phổi bị xơ cứng, không thể dãn nở dễ dàng khi hít thở và gây ra tình trạng khó thở.
Khi bệnh bụi phổi amiăng tiến triển, ngày càng nhiều mô phổi bị xơ sẹo. Cuối cùng, mô phổi trở nên xơ cứng và không còn khả năng giãn nở tự nhiên khi hít thở.
Hút thuốc lá có thể làm tăng sự bắt giữ các sợi amiăng trong phổi và khiến bệnh tiến triển nhanh hơn.
Yếu tố nguy cơ gây bệnh
Làm một số ngành nghề công việc sau có thể phải tiếp xúc với amiăng và mắc bệnh:
- Sản xuất vật liệu xây dựng tấm lợp amiăng.
- Khoan, đập phá, khai thác quặng hay đá có amiăng.
- Tán, nghiền, sàng và thao tác khô với quặng hoặc đá có amiăng.
- Chải sợi, kéo sợi và dệt vải amiăng; làm cách nhiệt bằng amiăng.
- Tháo dỡ các công trình xây dựng có sử dụng amiăng
- Thao tác khô với amiăng trong kỹ nghệ chế tạo ximăng amiăng; chế tạo các loại bộ phận má phanh ôtô, bìa giấy bằng amiăng…

Triệu chứng bệnh bụi phổi amiang
Sau khoảng 10 – 20 năm tiếp xúc với hóa chất gây bệnh, hoặc trong trường hợp tiếp xúc nhiều thì sau 5 – 10 năm, bệnh bụi phổi amiang gây ra các triệu chứng sau:
- Khó thở hoặc khi thở phải gắng sức, thở khò khè.
- Đau tức vùng ngực.
- Ho nhiều, ho khan, có thể ho có đờm, ho ra máu.
Biến chứng có thể gặp khi bị bệnh bụi phổi atbet
Bệnh thường tiến triển chậm, các tổn thương xơ hoá phổi, tổn thương màng phổi là vĩnh viễn không hồi phục và có khuynh hướng phát triển theo thời gian tiếp xúc.
Nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời bệnh có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm:
- Tâm phế mạn: Do xơ hoá phổi lan tỏa dẫn tới suy tim phải.
- Viêm phế quản và khí thũng: Cũng thường gặp trên bệnh nhân bị xơ hoá phổi do bụi amiăng.
- Giãn phế quản do co kéo của tổ chức xơ.
- Ung thư phổi: Người ta thấy có sự liên quan giữa người bị bệnh bụi phổi amiăng và ung thư phổi. Ở công nhân mắc bệnh này thì tỷ lệ bị ung thư phổi tăng lên.
Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán bệnh bụi phổi amiăng
Bệnh bụi phổi amiăng rất khó chẩn đoán vì các dấu hiệu và triệu chứng của nó tương tự như nhiều bệnh đường hô hấp khác.
Chẩn đoán thường dựa trên bệnh sử và khám lâm sàng. Ngoài ra, bác sĩ có thể đề nghị thêm các xét nghiệm khác như:
- Chụp X-quang ngực hoăc CT scan: Có thể cho hình ảnh mờ dạng lưới biểu dấu hiệu của xơ phổi, thường ở thùy dưới. CT scan độ phân giải cao rất hữu ích khi nghi ngờ bệnh bụi phổi amiăng. CT scan cũng tốt hơn so với chụp X-quang ngực trong phát hiện những bất thường màng phổi.
- Thăm dò chức năng hô hấp, đo độ bão hoà oxy trong máu: Có thể đánh giá các thông số thể tích phổi và đánh giá chức năng phổi.
- Nội soi phế quản: Có thể soi và đánh giá tổn thương trong phổi, hút dịch trong phổi để tìm sợi amiăng hoặc các tế bào bất thường trong trường hợp nghi ngờ ung thư.
- Chọc dò dịch màng phổi.
Phương pháp điều trị bệnh bụi phổi amiăng hiệu quả
Không có phương pháp điều trị nào để giúp hồi phục tổn thương xơ hoá phổi do bệnh bụi phổi amiăng. Điều trị chủ yếu nhằm làm chậm sự tiến triển của bệnh, giảm các triệu chứng và ngăn ngừa các biến chứng.
Một số phương pháp điều trị có thể giúp ích chẳng hạn như:
- Phục hồi chức năng phổi: Một chương trình chương trình giáo dục và thể dục thể thao nhằm giúp kiểm soát hơi thở, điều hoà nhịp thở giúp giảm khó thở.
- Thở Oxy có thể giúp cải thiện tình trạng khó thở nếu lượng oxy trong máu thấp.
- Tiêm ngừa vaccine cúm và phế cầu để phòng ngừa tình trạng nhiễm khuẩn và các biến chứng hô hấp.

Phương pháp phòng bệnh bụi phổi atbet
- Thay thế nguyên liệu amiăng bằng nguyên liệu khác.
- Ngăn ngừa tạo thành bụi tại nơi sản xuất, sử dụng, khai thác.
- Thực hiện trong chu trình khép kín, không để phát tán bụi ra ngoài môi trường xung quanh.
- Thông hút gió thường xuyên, làm ẩm không khí, nền nhà.
- Đeo mặt nạ hoặc khẩu trang khi lao động để chống bụi xâm nhập qua đường hô hấp.
- Mặc quần áo bảo hộ lao động, thay quần áo khi ra về.
- Giám sát vệ sinh môi trường 1 cách chặt chẽ và thường xuyên.
- Tổ chức khám sức khỏe định kỳ hằng năm để phát hiện người có sức khỏe kém để chuyển đổi công việc, những người nghi ngờ bị bệnh phải cách ly xác định, điều trị hoặc chuyển việc.
Bụi phổi amiang không thể được điều trị triệt để, do đó, khi phát hiện bệnh cần hạn chế tiếp xúc với chất gây bệnh, đồng thời có chế độ sinh hoạt lành mạnh. Nếu thấy dấu hiệu bất thường, người bệnh cần thăm khám bác sĩ ngay. Điều trị sớm, có nhiều cơ hội khỏi bệnh. Hãy chủ động bảo vệ sức khỏe của mình bằng chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt khoa học, giúp hỗ trợ việc điều trị và ngăn ngừa các mối nguy hại ảnh hưởng xấu tới sức khỏe lâu dài.