Không khí ô nhiễm, môi trường làm việc bụi bẩn tiềm ẩn nguy cơ bệnh bụi phổi. Việc trang bị những kiến thức khoa học về dấu hiệu bệnh và phương pháp điều trị hiệu quả giúp người bệnh sớm nhận biết, điều trị kịp thời, tránh các biến chứng nguy hiểm.
Bệnh bụi phổi là gì?
Bệnh bụi phổi bông là một bệnh về đường hô hấp, thường gặp ở những công nhân, người làm việc trong ngành sợi, tiếp xúc nhiều với sợi bông, sợi gai, sợi đay, sợi lanh.
Bệnh bụi phổi bông khác với bệnh bụi phổi amiang và bụi phổi silic, vì nằm trong nhóm bệnh dị ứng ngoại lai, nhưng tất cả đều là bệnh phổi nghề nghiệp phổ biến ở các nước có ngành công nghiệp này đang phát triển, trong đó có Việt Nam.
Nguyên nhân gây bệnh bụi phổi bông
Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng bụi trong phổi là do người bệnh tiếp xúc với những vật liệu có khả năng tán thành những hạt rất nhỏ và xâm nhập vào phổi. Có rất nhiều loại bụi, trong đó thường gặp nhất là amiăng, bụi than và phổ biến nhất là silic.
Silic được tìm thấy trong cát, sa thạch, granite, đá phiến, kim loại và quặng than. Bệnh bụi phổi silic thường hình thành và tiến triển chậm, thường xảy ra sau khoảng 5-10 năm người bệnh tiếp xúc với loại bụi này.
Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải Bụi phổi bông
Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc Bụi phổi bông, bao gồm:
- Hút thuốc lá.
- Tiền sử hen suyễn hoặc dị ứng.

Triệu chứng của bệnh bụi phổi bông
Triệu chứng khác nhau tùy theo tác nhân gây bệnh và mức độ nghiêm trọng của bệnh. Người bệnh có thể không có triệu chứng gì, hoặc có triệu chứng từ nhẹ đến nặng. Các triệu chứng thường gặp nhất là:
- Ho khan hoặc ho khạc đờm đen.
- Có thể ho ra máu vào buổi sáng.
- Cảm giác đau nhói ở ngực, tức ngực.
- Khó thở, hụt hơi.
Biến chứng nguy hiểm khi bụi vào phổi
“Nếu tình trạng bụi vào bên trong phổi không được phát hiện sớm và can thiệp kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm, thậm chí đe dọa tính mạng. Ngay cả khi người bệnh đã được điều trị nhưng không được chăm sóc tốt, không phòng ngừa các nguy cơ làm bệnh tái phát vẫn có thể gây biến chứng”.
Các biến chứng nguy hiểm thường gặp gồm:
- Viêm phế quản mãn tính.
- Suy hô hấp.
- Ung thư phổi.
- Bệnh lao phổi.
- Suy tim do áp lực từ bên trong phổi.
Chuẩn đoán và điều trị bệnh
Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán Bụi phổi bông
Lâm sàng
Để chẩn đoán, cần khai thác về các hoạt động gần đây và công việc để xác định xem có tiếp xúc với bụi dệt hay không.
Chẩn đoán hình ảnh và các xét nghiệm khác
- Chụp X-quang phổi và chụp CT phổi.
- Các xét nghiệm chức năng phổi.
- Đo lưu lượng đỉnh để kiểm tra phổi trong suốt tuần làm việc.
Điều trị bệnh bụi phổi bông
Phương pháp điều trị chính cho bệnh bụi phổi bông là tránh tiếp xúc với bụi có hại.
Để giảm các triệu chứng nhẹ đến trung bình, có thể dùng thuốc giãn phế quản. Những loại thuốc này giúp giãn đường thở bị co thắt dẫn đến dễ thở hơn.
Trong những trường hợp trầm trọng hơn, có thể dùng corticosteroid dạng hít để làm giảm viêm phổi. Tuy nhiên, những loại thuốc này có thể gây nhiễm trùng nấm trong miệng và cổ họng, tuy nhiên có thể giảm nguy cơ này bằng cách súc miệng sau khi hít thuốc.
Nếu nồng độ oxy trong máu giảm thì cần điều trị oxy bổ sung. Đối với bệnh viêm phổi mãn tính, có thể khuyến nghị dùng máy phun sương hoặc phương pháp điều trị hô hấp khác.
Các bài tập thở và hoạt động thể chất cũng có thể giúp cải thiện sức khỏe và các triệu chứng của phổi.
Nếu tình trạng bệnh càng trầm trọng hơn thì có thể phải nghỉ việc nếu làm việc tại môi trường tiếp xúc kéo dài với bụi bông.

Phương pháp phòng ngừa bệnh phổi có bụi
Việc phòng ngừa đóng vai trò vô cùng quan trọng một số biện pháp phòng ngừa như:
- Tiêm ngừa vắc xin đầy đủ theo khuyến cáo của Bộ Y tế.
- Thực hiện đeo khẩu trang đúng cách.
- Rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng, nhất là sau khi tiếp xúc với bụi bẩn.
- Không hút thuốc lá.
- Khám sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện các bất thường.
- Người lao động thường xuyên làm việc và tiếp xúc với bụi cần trang bị bảo hộ đầy đủ như quần áo, khẩu trang, kính mát…
- Đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám, chẩn đoán chính xác và được hướng dẫn điều trị hiệu quả khi có các triệu chứng bất thường.
Bệnh bụi phổi có thể gây ra những ra những biến chứng nguy hiểm, đe dọa sức khỏe và tính mạng người bệnh. Do đó, người bệnh không nên chủ quan khi có các dấu hiệu bất thường ở phổi. Hãy đến ngay các cơ sở y tế uy tín khi nghi ngờ các dấu hiệu bệnh để được thăm khám, chuẩn đoán và có phương án điều trị phù hợp. Ngoài ra, việc điều chỉnh lại sinh hoạt và dinh dưỡng một cách khoa học sẽ giúp hỗ trợ điều trị và phòng bệnh hướng tới một sức khỏe lâu dài.