Có rất nhiều nguyên nhân gây nên các bệnh về răng miệng như vệ sinh răng miệng chưa tốt, dùng thuốc, hút thuốc lá… làm cho người bệnh mất tự tin và những hệ lụy sức khỏe khác. Tuy nhiên, hầu hết chúng đều dễ giải quyết và ngăn ngừa bằng cách vệ sinh răng miệng, ăn uống hợp lý, thăm khám nha sĩ thường xuyên.
Mụn rộp
Virus gây ra tình trạng này có thể lây truyền qua một nụ hôn, dùng chung dao kéo hoặc các tiếp xúc thể chất gần gũi khác. Mụn rộp là căn bệnh liên quan miệng phổ biến nhất.
Mặc dù có thể biến mất sau 1 vài ngày nhưng chúng vẫn gây cảm giác đau đớn, khó chịu. Một số loại kem hoặc thuốc mỡ sẽ giúp vết tổn thương mau lành và không gây đau đớn nhưng đôi khi bạn cần phải uống thuốc mới khỏi.
Lưỡi lông đen
Lưỡi lông đen là vô hại và không gây đau. Tình trạng này xảy ra khi những nhú gai nhỏ trên lưỡi phát triển dài, tạo điều kiện cho vi khuẩn sống trong miệng và khiến lưỡi mọc lông đen. Nguyên nhân có thể bao gồm:
- Sử dụng kháng sinh.
- Vệ sinh răng miệng kém.
- Hút thuốc.
- Uống nhiều trà hoặc cà phê.
- Không tiết đủ nước bọt.
Nhiệt miệng
Nhiệt miệng còn được gọi là loét áp tơ (aphthous) hay đẹn, vết loét miệng có thể xuất hiện trên lưỡi, má, thậm chí là nướu. Những mụn nước nhỏ, lở loét sẽ gây đau đớn trong miệng. Các tác nhân kích thích bao gồm:
- Quá mẫn cảm.
- Nhiễm trùng.
- Hormone.
- Căng thẳng.
- Thiếu một số vitamin.

Viêm nướu (lợi) răng
Viêm nướu là một hình thức rất phổ biến và nhẹ của bệnh nha chu, trong đó mảng bám là nguyên nhân gây kích ứng, mẩn đỏ và (viêm) sưng nướu răng. Viêm nướu có thể dẫn đến các bệnh về lợi nghiêm trọng và cuối cùng mất răng.
Viêm lưỡi bản đồ
Trên bề mặt lưỡi xuất hiện nhiều viền trắng, phía trong có màu đỏ sậm, mất gai lưỡi, xuất hiện các gờ ngoằn ngoèo là cho bề mặt lưỡi giống như hình bản đồ. Bệnh kéo dài sẽ dẫn đến viêm loét lưỡi.
Viêm lưỡi di trú
Đây là bệnh do bề mặt lưỡi tự thay da, lớp trên cùng của phần da lưỡi không thường xuyên được thay thế hay da lưỡi bị bong tróc quá sớm để lại khu vực đỏ trông như vết xước trên da dẫn đến đau lưỡi. Các nguyên nhân khác có thể do tiền sử gia đình hoặc lưỡi bị nứt nẻ.
Bệnh bạch sản
Tình trạng này làm cho các tế bào bên trong khoang miệng bị phát triển quá mức, hình thành các mảng trắng ở lưỡi và khoang miệng. Tuy bạch sản không phải là bệnh lý nghiêm trọng nhưng lại là dấu hiệu cảnh báo ung thư. Do đó, người bệnh nên chủ động đến khám bác sĩ càng sớm càng tốt.
Ung thư lưỡi
Ung thư tế bào vẩy, đây là loại ung thư thường gặp nhất ở vùng mũi họng. Triệu chứng duy nhất để nhận biết bệnh này là xuất hiện các vết loét màu trắng, đỏ ở bề bên của lưỡi, không đau.
Khô miệng
Khô miệng là tình trạng thiếu nước bọt kéo theo nhiều hệ lụy ảnh hưởng đến việc tiêu hóa thức ăn và sức khỏe của răng miệng. Vì tác dụng của nước bọt sẽ giúp ngăn ngừa sâu răng bằng cách hạn chế vi khuẩn phát triển và rửa đi thức ăn và mảng bám. Nước bọt giúp tăng cường khả năng hương vị và làm cho dễ dàng hơn để nuốt. Ngoài ra, enzym trong nước bọt vào trợ giúp tiêu hóa.

Nấm miệng
Thường là do nấm Candida gây nên. Nấm Candida tích tụ trên niêm mạc miệng, có màu trắng thường ở lưỡi hoặc má trong, gây tổn thương răng miệng. Các tổn thương có thể bị đau và có thể chảy máu một chút khi cạo ra. Đôi khi nấm có thể lây lan sang vòm miệng, nướu răng, amiđan hoặc sau cổ họng.
Ung thư miệng
Một vài triệu chứng của ung thư miệng thường là:
- Xuất hiện vết loét miệng dai dẳng, không biến mất.
- Tê bì ở mặt, miệng hoặc cổ mà không rõ nguyên nhân.
- Gặp vấn đề khi nhai, nói hoặc nuốt.
Rối loạn khớp thái dương hàm (TMJ)
Tình trạng này có thể gây đau dữ dội ở hàm, mặt, tai hoặc cổ. Các triệu chứng kèm theo bao gồm: nhức đầu, chóng mặt, thậm chí khó nuốt. Nguyên nhân gây ra hội chứng TMJ có thể là do nghiến răng hoặc chấn thương. Các biện pháp điều trị thường được áp dụng là: nghỉ ngơi, xông, đeo thiết bị bảo hộ răng – hàm, dùng thuốc hoặc phẫu thuật.
Để khắc phục tình trạng các bệnh, nên vệ sinh răng miệng thường xuyên, duy trì chế độ ăn uống khoa học, hợp lý và đủ chất, tránh dùng thực phẩm dễ gây mùi. Nếu đi khám và điều trị theo nguyên nhân cụ thể và dùng thuốc theo khuyến cáo của bác sĩ.