Việc tự nặn mụn thường không được khuyến khích vì nó có thể gây nổi mụn nhiều hơn hoặc để lại vết thâm, sẹo mụn,… Nếu muốn nặn mụn không để lại sẹo, vết thâm, bạn nên nhờ tới sự trợ giúp của bác sĩ da liễu hoặc chuyên gia thẩm mỹ.
Nặn mụn nhọt gây tổn thương cho da
Nguyên nhân khiến mụn nhọt bị viêm, có mủ có thể do bã nhờn, các tế bào chết và vi khuẩn tụ cầu staphylococcus aureus gây ra. Khi thấy các nốt mụn qua gương, bạn chắc chắn rất muốn nặn mụn để chúng biến mất nhanh chóng phải không nào?
Tuy nhiên, trước khi nặn mụn, hãy xem kỹ lỗ chân lông của bạn có đang bị sưng viêm hay không nhé!
Đừng dại dột mà nghĩ rằng da bạn vẫn ổn khi bạn cố nặn mủ ra mà lỗ chân lông vẫn đang sưng đỏ. Trong lúc nặn mụn, bạn có thể vô tình khiến thành nang bị vỡ, làm dịch mủ thấm sâu vào lớp hạ bì, và làm tổn thương mô biểu bì nặng hơn.
Tác hại khi nặn mụn nhọt sai cách
Gây tổn thương cho da
Bã nhờn, các tế bào chết, vi khuẩn tụ cầu staphylococcus aureus… là các nguyên nhân khiến mụn nhọt bị viêm, có mủ. Vì thế, khi bạn cố nặn mủ ra trong lúc lỗ chân lông đang bị sưng đỏ, vô tình bạn có thể khiến thành nang vỡ, dịch mủ sẽ bị thấm sâu vào lớp hạ bì, từ đó mô biểu bì của bạn sẽ bị tổn thương nặng nề hơn.
Gây tái mụn
Tổn thương cho da bắt nguồn từ việc tự nặn mụn nhọt sai cách sẽ còn diễn ra ở sâu bên dưới các lớp biểu bì, nơi không thể nhìn thấy. Đặc biệt, khi các tổn thương này kết hợp với mảnh nhân mụn hay dịch mủ sót lại chứa đầy vi khuẩn, mụn sẽ phát lại nhiều hơn. Lúc này, bạn cần phải đến bệnh viện da liễu để được điều trị theo một liệu trình chuyên nghiệp.
Tạo sẹo và vết thâm
Việc nặn liên tục 1 nốt mụn nhọt có thể sẽ tạo vảy, khiến da bạn bị nhiễm trùng hoặc tệ nhất là hoại tử da, hậu quả là sẽ tạo sẹo hoặc 1 vùng da bị thâm, biến dạng trên cơ thể. Bên cạnh đó, việc nặn liên tục này còn có thể biến mụn nhọt bình thường thành u nang bã nhờn, là những khối u nhỏ dưới da chứa nhiều dịch mủ, có mùi và rất khó điều trị.
Các bước nặn mụn nhọt đúng cách
- Bước 1: Rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn.
- Bước 2: Khử trùng dụng cụ nặn mụn bằng cồn y tế.
- Bước 3: Xông hơi hoặc chườm ấm vùng da bị mụn nhọt.
- Bước 4: Để nặn mụn mủ đúng cách, bạn nên dùng kim châm nhẹ vào đỉnh đầu trắng chứa mủ.
- Bước 5: Dùng bông gòn, khăn giấy hoặc băng gạc y tế bọc ngón tay của bạn lại.
- Bước 6: Cách nặn mụn mủ được thực hiện bằng cách ấn nhẹ hai bên nốt mụn mủ để cồi mụn nhọt bật ra ngoài.
- Bước 7: Sau khi lấy sạch mủ, rửa mặt lại bằng sữa rửa mặt. Dùng toner, tinh chất làm se khít lỗ chân lông hoặc thuốc mỡ kháng khuẩn thoa lên nốt mụn vừa nặn xong.
Ăn gì, kiêng gì khi bị mụn?
Tình trạng mụn nhọt thường liên quan đến “nhiệt” nên những người bị mụn nhọt nên ăn các thực phẩm có tính mát và hạn chế đồ cay nóng.
- Một số loại rau, trái cây tốt cho người bị mụn nhọt như rau má, rau dền, rau ngót, trái cây họ cam quýt, kiwi, dưa hấu…
- Một số loại trà cũng là một giải pháp cho mụn nhọt như trà kim ngân hoa, trà cúc hoa, trà xanh…
- Bổ sung chất đạm để vết mụn nhọt nhanh hồi phục. Nên chọn thịt trắng, cá béo như thịt gia cầm, cá thu, cá hồi, cá trích….
- Hạn chế đồ cay nóng, đồ ngọt, các chất kích thích, thực phẩm chế biến sẵn. Hạn chế đồ ăn chiên, xào, nướng…
- Nghỉ ngơi, tránh căng thẳng và nên tập thể dục thường xuyên để nâng cao sức khỏe và tăng sức đề kháng.
Để hạn chế tình trạng sẹo sau mụn, nhọt, áp xe điều quan trọng là phải điều trị kịp thời, tránh nhiễm trùng.