Viêm gan A tuy không là bệnh lý nguy hiểm như các bệnh viêm gan virus khác nhưng nó lại có khả năng lây nhiễm nhanh, gây mệt mỏi ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, học tập và công việc của người bệnh. Một số trường hợp viêm gan A có thể sẽ phải đối diện với các biến chứng khôn lường. Vì thế chủ động biết các biện pháp phòng ngừa viêm gan A là cách tốt nhất để bảo vệ mình trước bệnh lý này.
Triệu chứng viêm gan A
Người bị viêm gan A khi đã có triệu chứng thì sẽ gồm:
- Mệt mỏi: Người bệnh hoạt động kém hơn bình thường vì chất độc hại được giữ lại bên trong cơ thể khiến cho toàn thân mệt mỏi, khó chịu.
- Rối loạn tiêu hóa: Do gan tham gia vào quá trình tiêu hóa thức ăn nên sự xâm nhập của virus HAV sẽ làm giảm vai trò trong quá trình này của gan. Do đó người bệnh cũng sẽ có triệu chứng rối loạn tiêu hóa như: táo bón, tiêu chảy, vùng bụng bên xương sườn phải đau nhẹ, buồn nôn, nôn, chán ăn, ăn kém,…
- Sốt nhẹ: Sở dĩ người bị viêm gan A có hiện tượng sốt là do lượng bạch cầu được điều động bỗng nhiên tăng lên để chống lại virus. Đặc điểm của cơn sốt là theo giờ cố định và có tính thường xuyên.
- Ngoài da ngứa, mọc mụn nhọt, da vàng: Đây là hệ quả của việc chất độc không thể đào thải ra ngoài nên lưu lại trong gan và phát ra da. Bên cạnh đó, da của người bệnh cũng sẽ có màu vàng với sắc thái đậm nhạt khác nhau tùy vào mức độ bệnh, nó chính là kết quả của lượng albumin tăng cao.
- Nước tiểu màu vàng: Albumin được đào thải qua thận khiến cho nước tiểu của người bệnh có màu vàng sẫm.
- Khớp và cơ bị đau: Đây là triệu chứng ít gặp nhưng khi nó xuất hiện thì cảnh báo bệnh dễ chuyển sang mãn tính hoặc đã ở giai đoạn muộn.
Đường lây truyền bệnh
Bệnh viêm gan A chủ yếu lây qua đường tiêu hóa (đường phân – miệng), hiếm khi lây qua đường máu vì có rất ít vi rút viêm gan A trong máu, cụ thể lây qua các đường chính sau:
- Ăn thức ăn, uống đồ uống của người bị viêm gan A.
- Sau khi đi vệ sinh không dùng xà phòng rửa tay kỹ.
- Dùng nguồn nước ô nhiễm chưa được xử lý.
- Ăn các loại động vật sinh sống ở môi trường nước bẩn.
- Tiếp xúc thường xuyên hoặc sống chung với người bị viêm gan A.
- Có quan hệ tình dục với người mang virus viêm gan A nhưng không sử dụng bao cao su.
Cách phòng tránh bệnh viêm gan A
Thay đổi chế độ sinh hoạt và ăn uống được xem là một trong các biện pháp phòng ngừa viêm gan A hiệu quả. Muốn đạt được điều này, mỗi người cần:
- Thường xuyên rửa tay bằng xà bông thật kỹ cùng với nước tối thiểu 20 giây, nhất là sau khi đi vệ sinh hay chế biến đồ ăn.
- Đảm bảo giữ vệ sinh sạch sẽ môi trường sống và nguồn nước.
- Tiêu hủy tốt chất thải của người bệnh để không có mầm mống virus lây ra cộng đồng.
- Nấu chín thức ăn, hạn chế ăn đồ ăn chưa chín.
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng giàu vitamin, đạm và khoáng chất.
- Hạn chế tối đa việc sử dụng các loại đồ uống có chứa chất kích thích.
- Tuyệt đối không tự ý sử dụng các loại thuốc chuyển hóa gan.
- Nghỉ ngơi đầy đủ để cơ thể không bị thiếu năng lượng, mệt mỏi.
- Khám sức khỏe định kỳ để bệnh viêm gan A sớm được phát hiện và điều trị hiệu quả.
- Không sử dụng chung vật dụng hay đồ dùng cá nhân với ai khác.