Cận thị giả rất dễ bị nhầm lẫn với bệnh cận thị thông thường, bởi các triệu chứng bệnh lý giống hệt và chỉ khác nhau về thời gian. Việc chẩn đoán sai sẽ khiến việc điều trị không hiệu quả, thậm chí là ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của mắt.
Cận thị giả là gì?
Cận thị giả được định nghĩa là sự thay đổi tạm thời, không mang tính liên tục về khả năng khúc xạ của mắt, ảnh của vật khi nhìn sẽ hội tụ ở trước võng mạc giống như tật cận thị thật. Hiện tượng này được giải thích là do sự co thắt thoáng qua của cơ thể mi, làm tăng công suất khúc xạ của mắt.
Phân loại mức độ
Cận thị giả cũng được chia làm hai loại đó là cận thị giả thực thể và cận thị giả cơ năng.
- Cận thị giả thực thể là tình trạng cận thị giả xảy ra do hệ thần kinh phó bị giao cảm, kích động quá mức.
- Cận thị giả cơ năng là tình trạng cận thị giả xảy ra do sự mệt mỏi về mặt thị giác gây nên.
Nguyên nhân gây cận thị giả
Một số nguyên nhân gây ra hiện tượng cận thị giả có thể kể đến như sau:
- Do làm việc với cự ly gần trong thời gian dài khiến mắt phải điều tiết liên tục dẫn đến mắt nhức mỏi, đau đầu, chảy nước mắt.
- Do chủ quan của người bệnh, khi mắt có hiện tượng mờ đi không đến khám tại các phòng khám chuyên khoa mắt mà đi cắt kính tại các cửa hàng kính.
- Do cơ thể mắc một số chứng bệnh như chấn thương mắt, viêm thể mi, dùng Atropine Sulfate 0.01% trong thời gian dài…
Giả cận thị hay gặp ở lứa tuổi học đường, với tỷ lệ khoảng 20% và đối tượng nhân viên văn phòng.

Dấu hiệu nhận biết cận thị giả
Dấu hiệu của bệnh cận thị giả tương tự như dấu hiệu bệnh cận thị thông thường. Chính bởi vậy, nhiều người dễ nhầm lẫn giữa 2 loại bệnh này. Một số biểu hiện cụ thể như:
- Mắt nhức mỏi.
- Chảy nước mắt liên tục.
- Khả năng nhìn xa, nhìn tập trung vào 1 điểm kém hơn.
- Mắt phải nheo lại mới nhìn rõ.
Tuy nhiên, sau thời gian nghỉ ngơi hợp lý mắt sẽ cải thiện được thị lực rõ rệt và trở lại bình thường. Còn nếu mắt bạn duy trì các dấu hiệu này thì có khả năng bạn đã mắc chứng cận thị thông thường.
Tác hại của việc cận thị giả mà vẫn đeo kính
- Nếu không bị cận nhưng vẫn phải đeo kính, thị lực thâm chí không tắng mà còn gây nhức mắt, mỏi mắt, dần dần gây mất thị giác dẫn đến bong võng mạc, thậm chí sẽ bị mù.
- Ở trẻ nhỏ, việc đeo kính trong trường hợp mắt chỉ cận thị giả sẽ dễ gây nhược thị.
- Việc điều trị cận thị giả không khó và dễ dàng lấy lại thị lực 10/10 trong thời gian ngắn. Nhưng nếu không chuẩn đoán đúng và kịp thời sẽ dẫn đến cận thị thật.
Cận thị giả có nên đeo kính không?
Cận thị giả tuyệt đối không nên đeo kính. Rất nhiều người khi thấy mắt có biểu hiện suy giảm thị lực sẽ sử dụng kính cận để khắc phục tạm thời. Điều này là nguyên nhân gây ảnh hưởng sức khỏe mắt.
Trong những ngày đầu đeo kính, mắt sẽ nhìn rõ hơn, tốt hơn. Nhưng chỉ sau 1 – 2 tuần mắt của người bệnh sẽ bị nhức mỏi, thường xuyên đau đầu và nhìn mọi thứ mờ dần đi.
Nếu người bệnh vẫn cố gắng đeo kính, đặc biệt là kính có độ cận không phù hợp dần dần sẽ gây ra chứng cận thị thật.
Biện pháp điều trị cận thị giả
Chữa cận thị giả rất đơn giản nếu được phát hiện đúng cách và điều trị đúng lúc. Để điều trị cận thị giả, các bác sĩ lưu ý:
- Với trường hợp cận thị giả do làm việc ở khoảng cách gần, bạn chỉ cần nhỏ thuốc nhỏ mắt kết hợp nghỉ ngơi, chế độ ăn uống hợp lý sẽ giúp mắt trở lại thể trạng bình thường.
- Nếu mắt ở thể nặng, bệnh nhân sẽ được dùng kính chuyên dụng để giúp quá trình điều tiết ở mắt nhẹ nhàng hơn, ngừng đeo khi mắt đã được phục hồi.
- Để tránh tình trạng mệt mỏi vì làm việc trong thời gian dài cho mắt, cứ làm việc 1 giờ nên cho mắt nghỉ ngơi 5-10 phút bằng các động tác massage cho mắt hoặc nhìn ra những khoảng màu xanh để mắt thư giãn.
- Khi làm việc giữ khoảng cách hợp lý, tối ưu cho mắt, không nhìn quá gần vào vật thể.
- Bổ sung các loại thực phẩm chứa vitamin A, B, D… trong thực phẩm và thuốc nhỏ mắt để mắt chống mệt mỏi và thoái hóa.

Cách phòng tránh cần thị giả
- Bổ sung vitamin A, B, D,… đầy đủ để cải thiện sức khỏe mắt.
- Đối với học sinh, sinh viên, nhân viên văn phòng,… nên cho mắt nghỉ ngơi từ 5 – 10 phút sau mỗi giờ học tập, làm việc.
- Thực hiện các động tác massage, tập thể dục cho mắt khi cảm thấy mệt mỏi.
- Nếu có dấu hiệu suy giảm thị lực, hãy nhìn vào các đồ vật có màu xanh lá.
- Giữ khoảng cách hợp lý, không nhìn quá gần vào vật thể.
- Làm việc, sinh hoạt trong môi trường có ánh sáng tốt.
- Thường xuyên tham gia các hoạt động ngoài trời và tập thể dục thường xuyên.
Cận thị và cận thị giả nhìn chung không phải là các tập khúc xạ quá nguy hiểm. Tuy nhiên đừng quá chủ quan, hãy đến bệnh viện để kiểm tra nếu mắt xuất hiện dấu hiệu bất ổn. Chăm sóc sức khỏe mắt là một phần quan trọng của sức khỏe nói chung. Vậy nên, khi có dấu hiệu bất thường về mắt, người bệnh nên đi khám chuyên khoa, phân loại rõ cận thị để được thăm khám và chắm sóc mắt, tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Leave a reply