Bệnh chàm môi còn được gọi là bệnh viêm da môi và bệnh viêm môi có vảy tiết. Chàm môi có thể do yếu tố di truyền đối với bệnh chàm hoặc do sự xuất hiện bên ngoài như liếm môi, sử dụng son môi gây kích ứng,…
Chàm môi là bệnh gì?
Chàm là nhóm bệnh da viêm gây ngứa, đặc trưng bởi sự thay đổi viêm của lớp trên cùng của da. Đây là một bệnh lý không lây truyền. Tuy nhiên, nếu da có vết loét hở hoặc mụn nước đã bị nhiễm trùng thì có thể lây lan sang người khác.
Bệnh chàm môi còn được gọi là bệnh viêm da môi và bệnh viêm môi có vảy tiết. Bạn có thể thấy đỏ, khô và đóng vảy trên môi. Những triệu chứng này có thể xuất hiện trên môi của bạn do yếu tố di truyền đối với bệnh chàm hoặc do sự xuất hiện bên ngoài như liếm môi, sử dụng son môi gây kích ứng,…
Các thể chàm môi
Bệnh chàm môi có thể kích hoạt thành:
- Viêm môi tiếp xúc kích thích: Xảy ra do kích ứng bên ngoài, chẳng hạn như liếm môi, mỹ phẩm và các yếu tố môi trường.
- Viêm môi tiếp xúc dị ứng: Là phản ứng dị ứng của cơ thể với các sản phẩm dùng cho môi môi, vật liệu nha khoa, kem đánh răng hoặc thuốc.
Nguyên nhân gây bệnh
Có rất nhiều yếu tố góp phần gây ra tình trạng môi bị chàm, chẳng hạn như:
- Các hóa chất cụ thể trong các sản phẩm dành cho môi.
- Nước hoa, xà phòng, chất tẩy rửa gia dụng và chất liệu vải (khẩu trang, drap, gối…).
- Da môi khô, khí hậu lạnh và khô có thể làm cho tình trạng tồi tệ hơn.
- Một số loại thực phẩm.
- Tiếp xúc với khói thuốc lá.
- Phấn hoa.
- Nhiễm trùng đường hô hấp.
- Căng thẳng.
- Đổ mồ hôi nhiều.
- Thay đổi nồng độ hormone.
Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải chàm môi
Bạn có thể có nguy cơ bị chàm trên môi nếu bạn có:
- Tiền sử gia đình mắc bệnh chàm, dị ứng và hen suyễn.
- Các khuyết tật trên da cho phép hóa chất xâm nhập dễ dàng hơn và khiến bạn dễ bị bùng phát.
- Cảm lạnh hoặc cúm.
- Nhạy cảm với nóng hoặc lạnh.
- Thay đổi nồng độ hormone, thường gặp ở phụ nữ.

Dấu hiệu nhận biết chàm môi
Bệnh chàm môi còn được gọi là viêm da môi và viêm môi chàm. Người bị bệnh sẽ có những triệu chứng như sau:
- Chàm môi nhẹ gây đỏ hoặc phát ban vùng viền môi hoặc xung quanh môi.
- Môi khô cứng, da bong tróc thường xuyên.
- Cảm giác ngứa ngáy và lan rộng.
- Chàm môi nặng gây đau đớn, nứt nẻ, chảy máu.
- Nổi các hạt sần mờ dưới da viền môi, xung quanh môi.
Biến chứng có thể gặp khi mắc bệnh
Chàm môi nếu không được điều trị dễ gây nhiễm trùng và để lại sẹo, nặng hơn là tình trạng bội nhiễm gây nguy hiểm.
Cách điều trị chàm môi
Mẹo chữa bệnh chàm môi bằng phương pháp dân gian
Một số biện pháp tại nhà cũng có thể giúp giảm các triệu chứng bệnh:
- Lá trầu không: Lá trầu không cũng là một trong những nguyên liệu tự nhiên có tính kháng sinh thực vật và rất an toàn cho da.
- Mật ong: Mật ong là một chất kháng khuẩn tự nhiên, bổ sung độ ẩm tốt và đặc biệt là rất an toàn cho da. Vì vậy, một trong những cách trị chàm môi tại nhà hữu hiệu và rẻ tiền nhất mà bạn nên sử dụng đó là dùng mật ong.
- Cánh hoa hồng: Trong cánh hoa hồng có chứa rất nhiều những hạt tinh dầu siêu nhỏ và vitamin E giúp thẩm thấu sâu vào trong tế bào da môi, giúp làm mềm môi và dưỡng ẩm.
- Chữa chàm môi bằng dầu dừa: Dùng dầu dừa nguyên chất bôi một lớp mỏng lên vùng da môi bị chàm, massage nhẹ nhàng trong vài phút rồi giữ nguyên qua đêm. Rửa lại với nước sạch vào sáng hôm sau.
- Cách chữa chàm môi bằng lá ổi: Lá ổi rửa sạch, để ráo nước rồi giã nhuyễn. Dùng bông tăm thấm nước cốt lá ổi bôi lên vùng môi bị chàm.
- Quả bơ: Bơ chứa axit oleic giúp cho đôi môi mềm mại hơn, hơn nữa thịt bơ chứa nhiều vitamin A và E, giúp làm mềm, nuôi dưỡng da, rất thích hợp để tái tạo da môi bị tổn thương do chàm môi.
Sử dụng thuốc
Một số loại thuốc sau có tác dụng trong việc trị bệnh bao gồm:
- Kem corticosteroid: Tình trạng viêm gây sưng, đau rát môi có thể được cải thiện bằng các thuốc có chứa corticosteroid như hydrocortisone 1%.
- Thuốc trị chàm kháng histamin: Giúp hạn chế các triệu chứng ngứa, rát của bệnh, nhưng dễ gây trạng thái buồn ngủ hoặc buồn nôn.
- Thuốc kháng sinh: Được chỉ định bởi bác sĩ nếu trường hợp bị nhiễm trùng hay viêm nhiễm nặng.
- Kem dưỡng ẩm: Giúp cung cấp độ ẩm cần thiết cho môi, cải thiện tình trạng khô môi, bong da.

Biện pháp giúp bạn hạn chế sự diễn tiến của chàm
Chế độ sinh hoạt:
- Cung cấp nước đầy đủ cho cơ thể (2 – 3 lít/ngày).
- Sau khi ăn phải vệ sinh kỹ càng môi, da quanh miệng.
- Hạn chế các đồ ăn nhiều gia vị cay nóng.
- Hạn chế liếm môi và cạy bóc vảy trên môi.
- Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị.
- Duy trì lối sống tích cực, hạn chế sự căng thẳng.
- Liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị.
- Cân bằng công việc và cuộc sống, tránh căng thẳng tinh thần.
- Đi ngủ sớm tránh thức khuya quá 11g.
- Hạn chế và thận trọng khi sử dụng bất kì loại mỹ phẩm nào, nhất là son môi, son dưỡng. Nên sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên, ít hương liệu.
- Thường xuyên rửa tay và mặt với sản phẩm chuyên dụng, không liếm môi.
Chế độ dinh dưỡng:
- Ăn chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng, tránh ăn các thực phẩm dễ gây dị ứng.
- Ăn các thức ăn thanh đạm, ít gia vị.

Ngăn ngừa bệnh chàm môi
Để ngăn ngừa bệnh chàm môi, bạn có thể thực hiện một số thay đổi trong lối sống:
- Cố gắng giảm bớt căng thẳng: Căng thẳng có thể làm tăng phản ứng dị ứng của cơ thể. Thiền, yoga và học các kỹ thuật thở êm dịu có thể giúp bạn kiểm soát căng thẳng.
- Dưỡng ẩm cho môi thường xuyên: Sử dụng kem dưỡng da vào buổi sáng và buổi tối. Giữ son dưỡng môi trong ví hoặc túi của bạn để dễ lấy. Cố gắng tránh liếm môi.
- Tránh thời tiết khắc nghiệt: Tránh cái lạnh vào mùa đông và cái nóng vào mùa hè. Tránh xa nhiệt độ khắc nghiệt, nóng.
- Nếu bệnh chàm của bạn được kích hoạt bởi phản ứng dị ứng, hãy tránh bất kỳ loại thực phẩm và sản phẩm nào có chứa chất gây dị ứng đó.
Chàm môi không ảnh hưởng nhiều tới tới sức khỏe, nhưng gây không ít phiền toái trong sinh hoạt hàng ngày. Chàm môi không đáng lo ngại, người bệnh có thể kiểm soát được bằng cách tuân thủ theo lối sống lành mạnh, tránh xa các tác nhân nguy cơ gây bệnh. Bên cạnh đó, chế độ dinh dưỡng rất quan trọng trong quá trình cải thiện bệnh.