Bệnh chàm là một bệnh rất thường gặp đối với trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Việc không phát hiện bệnh một cách kịp thời để chữa trị sẽ khiến tình trạng bệnh ngày một trở nên nặng nề hơn, gây cảm giác khó chịu cho trẻ.
Chàm ở trẻ em là bệnh gì?
Chàm khô ở trẻ em là căn bệnh viêm da mãn tính gây ra tình trạng da khô, nứt nẻ, bong tróc có thể dẫn đến chảy máu khiến trẻ đau nhức, quấy khóc, bỏ ăn, khó ngủ…
Căn bệnh này dù gây ra những triệu chứng khá nghiêm trọng trên da, tuy nhiên không gây lây nhiễm qua đường tiếp xúc. Do đó, các mẹ không nên quá lo lắng hay phải áp dụng các biện pháp cách ly với con.
Bệnh chàm khô không gây nguy hiểm cho sức khỏe của trẻ, tuy nhiên các triệu chứng bệnh rất khó chịu, khiến trẻ mệt mỏi, quấy khóc nhiều, ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt hàng ngày của trẻ. Nếu bệnh trở thành mãn tính, kéo dài dai dẳng khiến trẻ ăn ngủ kém sẽ làm chậm sự phát triển của trẻ. Do đó, cha mẹ không nên chủ quan mà cần thăm khám cho con sớm khi có các triệu chứng của bệnh.
Nguyên nhân gây ra bệnh chàm ở trẻ em
Nguyên nhân trẻ mắc bệnh chàm có thể kể đến, bao gồm:
- Do cơ địa cơ thể mỗi người.
- Đa số bệnh chàm là do di truyền, nếu trong gia đình có người mắc bệnh thì có nguy cơ cao là trẻ sẽ mắc bệnh chàm.
- Do rối loạn các hoạt động cơ thể như rối loạn chức năng bài tiết, thần kinh, tiêu hóa, sự thay đổi nội tiết cơ thể.
- Bệnh nhân mắc phải các căn bệnh các bệnh về thận, viêm tai, suyễn, viêm mũi xoang, viêm gan, viêm đại tràng,…
- Do nguyên nhân dị nguyên như tiếp xúc với các đồ dùng gây dị ứng hằng ngày như quần áo, chăn màn, khăn,… hoặc ăn phải các thức ăn lạ (không hợp cơ địa) như cá biển, tôm cua.
- Do sức đề kháng của trẻ yếu và chế độ ăn uống thiếu cân bằng, thiếu hụt các vitamin, dư thừa các chất đạm…

Triệu chứng bệnh chàm ở trẻ
Một số dấu hiệu nhận biết khi bé bị chàm:
- Da khô sần.
- Đau rát trên da.
- Vùng da chàm dày lên.
- Sẫm màu.
- Da bong tróc
- Da nứt nẻ.
- Chảy máu.
- Đau nhức.
- Có thể trở thành sẹo.
- Trẻ khó chịu.
- Trẻ quấy khóc nhiều hơn do cảm giác ngứa ngáy.
Nếu tình trạng bệnh chàm khô nghiêm trọng có thể dẫn tới tình trạng trẻ bỏ bú, ngủ ít hơn.
Trẻ bị chàm có nguy hiểm gì đến sức khỏe không?
Chàm ở má trong giai đoạn đầu có thể không gây hại gì đến sức khỏe của trẻ, tuy nhiên vết chàm thường gây ngứa ngáy và khó chịu cho trẻ. Khi mắc phải bé thường quấy khóc, nếu không được quan tâm đúng mực trẻ có thế dùng tay cào lên mặt để đỡ ngứa, khi đó dễ gây nhiễm trùng cho da mặt.
Trẻ bị chàm ở má là một dạng bệnh ngoài da nên việc phát hiện rất dễ dàng, các bà mẹ nên sớm nhận biết được các triệu chứng của chàm sữa. Việc phát hiện và đưa trẻ đi gặp bác sĩ kịp thời sẽ giúp cho việc chữa trị dễ dàng và ít gây ra biến chứng sau này cho trẻ.

Biện pháp điều trị bệnh chàm ở trẻ em
Đối với bệnh chàm sữa thông thường chúng sẽ tự hết khi trẻ được 2 tuổi, bởi lúc này sức đề kháng của trẻ đã tốt hơn rất nhiều. Bên cạnh đó nếu cha mẹ có cách chăm sóc và vệ sinh da cho trẻ sạch sẽ, sẽ giúp bệnh thuyên giảm đáng kể.
Để điều trị bệnh chàm ở trẻ nhỏ, cha mẹ có thể áp dụng một vài cách đơn giản tại nhà như sau:
- Chất dưỡng ẩm: Bạn nên sử dụng một loại kem ẩm dưỡng da thích hợp để làm ẩm cho da bé sau khi tắm.
- Tắm nước ấm: Điều này sẽ giúp làm ẩm và cũng có thể làm dịu ngứa. Tuy nhiên cha mẹ chú ý nước không quá nóng và thời gian tắm dưới 10 phút.
- Trẻ sơ sinh bị chàm không nên mặc các loại quần áo có chất liệu len hoặc các chất liệu khác có thể gây kích ứng da.
- Sử dụng xà phòng giặt và xà phòng giặt dịu nhẹ, không mùi.
- Làm sạch cẩn thận: Chỉ sử dụng xà phòng ở những nơi bé có thể bị bẩn, chẳng hạn như bộ phận sinh dục, tay và chân.
- Làm khô: Vỗ nhẹ cho da khô và không chà xát.
- Mặc quần áo thoải mái: Để tránh kích ứng của quần áo cọ xát vào da, con bạn nên mặc quần áo rộng rãi bằng vải cotton.
- Vệ sing sách sẽ: Việc vệ sinh phòng ngủ cũng vô cùng quan trọng để tránh bụi bẩn, giúp căn phòng thoáng mát, bé sẽ thoải mái hơn.
Bệnh chàm ở trẻ là một bệnh lành tính không gây ảnh hưởng tới sức khỏe, nhưng gây không không ít phiền toái cho bé. Vậy nên, khi phát hiện các dấu hiệu nhận bệnh cần đi thăm khám để được chuẩn đoán và có biển pháp điều trị phù hợp. Ngoài ra, bố mẹ có thể phòng ngừa cho bé bằng các sinh hoạt và dinh dưỡng giúp bé tăng sức đề kháng ngăn ngừa các tác nhân gây bệnh.
Leave a reply