Bệnh chàm tai có thể xuất hiện ở cả người lớn và trẻ em do rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên. Để hạn chế các nguy cơ đáng tiếc có thể xảy ra khi mắc bệnh, mọi người cần nắm rõ các kiến thức về nguyên nhân, triệu chứng cũng như cách phòng, trị bệnh hiệu quả.
Bệnh chàm tai là gì?
Bệnh chàm là một nhóm các tình trạng làm cho da bị viêm hoặc kích ứng. Loại phổ biến nhất là viêm da dị ứng hoặc chàm thể tạng. “Dị ứng” bao gồm nhóm người có xu hướng mắc các bệnh dị ứng như hen suyễn, viêm mũi dị ứng, dị ứng thực phẩm, dị ứng thời tiết, dị ứng môi trường (bụi nhà, phấn hoa,…).
Bệnh chàm tổ đỉa (thuộc bệnh viêm da cơ địa đặc biệt) ảnh hưởng khoảng 10% – 20% trẻ em và khoảng 3% người lớn và trẻ em ở Hoa Kỳ. Hầu hết trẻ em đều phát triển bệnh này trước 10 tuổi. Một số trẻ tiếp tục có các triệu chứng này trong suốt cuộc đời.
Tuy chưa có cách chữa trị dứt điểm bệnh chàm, nhưng thông qua điều trị và phòng tránh các chất gây dị ứng, hầu hết các triệu chứng của bệnh được kiểm soát. Bệnh chàm không lây cho người khác.
Nguyên nhân gây ra bệnh chàm tai
Nguyên nhân chính xác gây ra bệnh chàm đến nay vẫn chưa có kết luận chắc chắn. Những yếu tố có thể gây phát sinh bệnh bao gồm:
- Phản ứng của hệ thống miễn dịch với dị nguyên gây dị ứng.
- Các vấn đề khiếm khuyết trong cấu tạo hàng rào bảo vệ da khiến độ ẩm thoát ra ngoài và vi trùng xâm nhập.
- Tiền sử gia đình có người mắc các bệnh dị ứng hoặc hen suyễn khác.
- Thiếu hụt filaggrin (một loại protein tham gia cấu tạo hàng rào bảo vệ da) có thể dẫn đến da khô hơn, ngứa hơn.
Ngoài ra, một số người gặp phải tình bùng phát phát ban ngứa do cơ thể phản ứng với những yếu tố như:
- Trang phục, khăn trải giường vải thô ráp như len, polyester,…
- Cảm thấy quá nóng hoặc quá lạnh.
- Các sản phẩm gia dụng như xà phòng hoặc chất tẩy rửa.
- Lông động vật.
- Nhiễm trùng đường hô hấp hoặc cảm lạnh.
- Căng thẳng.
- Đổ nhiều mồ hôi.

Triệu chứng khi bị chàm tai
Chàm tai có những những triệu chứng điển hình để nhận biết như:
- Da bị khô, ráp, bong tróc lớp bề mặt và đóng vảy ở ống tai và xung quanh tai.
- Vùng da bị bệnh bị mất lớp ngoài nên thường chuyển sang màu hồng nhạt hoặc màu đỏ.
- Vùng bị chàm sẽ tấy, sưng viêm.
- Luôn có cảm giác ngứa ngáy ở bên trong như bị nấm ống tai hoặc xung quanh tai.
- Xuất hiện chất dịch lỏng có mùi hoặc không có mùi chảy ra từ tai.
- Bệnh cũng có thể lây lan đến các vùng liền kề như gáy, sau tai, vùng kết nối giữa đầu, cổ và tai.
Biện pháp điều trị bệnh
- Thuốc nhỏ tai cho trường hợp chàm trong ống tai.
- Thuốc chống nấm, Steroid hoặc kem bảo vệ da theo toa.
- Thuốc làm giảm các phản ứng toàn thân của hệ thống miễn dịch và các yếu tố gây kích thích.
- Các liệu pháp sinh học nhằm nhắm vào các phản ứng của hệ thống miễn dịch.
- Quang trị liệu, chiếu tia UV lên các vùng da bệnh.

Cách phòng tránh chàm tai hiệu quả
Chàm da tai là bệnh da liễu dễ gặp, dễ điều trị, tuy nhiên các triệu chứng của bệnh thường dai dẳng khó dứt nên điều trị rất mất thời gian, người điều trị dễ nản và bỏ cuộc từ đó sinh ra các bệnh lý khác nguy hiểm hơn. Do vậy, để phòng tránh các nguy cơ đáng tiếc, mọi người nên chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa bệnh cũng như các biện pháp ngăn bệnh tái lại như:
- Luôn giữ độ ẩm cần thiết cho tai vì khi da tai khô sẽ tạo điều kiện khởi phát các triệu chứng chàm vành tai bằng dầu dừa, dầu dưỡng ẩm tinh chất oliu,…
- Với những người có làn da mẫn cảm nên sử dụng các loại kem dưỡng ẩm không mùi, không chứa thành phần kích ứng và có nguồn gốc thiên nhiên.
- Giữ ấm tai, tránh tiếp xúc với không khí khô và lạnh, nhất là vào đầu mùa đông vì có thể gây kích thích da, ngứa da và làm xuất hiện các triệu chứng chàm da.
- Nên vệ sinh sạch ống tai và vùng da xung quanh tai bằng nước ấm thường xuyên để bảo vệ tai khỏi bệnh chàm và các bệnh viêm tai khác.
- Nếu đã từng mắc chàm da, nên hạn chế đeo tai nghe, dùng kẹp kim loại, không nên sử dụng các loại trang sức kim loại, đặc biệt là các trang sức làm từ Niken.
- Tránh ăn nhiều các thực phẩm gây dị ứng hoặc gây kích thích da như: đồ cay nóng, hải sản, thuốc lá, bia rượu, nước ngọt có gas,…
- Sử dụng các loại chất tẩy rửa, dầu gội đầu, sữa rửa mặt dịu nhẹ, không chứa chất kích thích, thích hợp với da nhạy cảm.
Bệnh chàm tai là bệnh ngoài da rất dễ điều trị khỏi nếu người bệnh có các biện pháp điều trị và chăm sóc da phù hợp. Vì vậy, khi nhận thấy các dấu hiệu của chàm tai, người bệnh nên chủ động tới các cơ sở y tế thăm khám để được chẩn đoán và điều trị tốt nhất. Ngoài ra, cần thận trọng hơn trong sinh hoạt và dinh dưỡng ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh, giữ gìn sức khỏe toàn diện.