Chấn thương dây chằng đầu gối có nhiều loại, đa số đến từ các hoạt động thể thao hoặc tai nạn giao thông, sinh hoạt. Các chấn thương ở dây chằng này có thể bao gồm giãn, rách một phần hoặc rách toàn bộ dây chằng. Trong đó dây chằng giữa gối giúp ổn định xương cẳng chân. Khi bị chấn thương dây chằng giữa gối thì khả năng vận động của người bệnh sẽ suy giảm đáng kể, gây đau đớn. Vậy chấn thương dây chằng giữa gối là gì?
Chấn thương dây chằng giữa gối
Dây chằng giữa gối hay chính là dây chằng bên trong đầu gối là một dây chằng rộng, dẹt. Nó trải dài từ đầu trên của xương cẳng chân đến mặt trong của đầu dưới xương đùi. Dây chằng giữa gối có tác dụng giữ cho xương cẳng chân được ổn định.
Các chấn thương ở dây chằng này có thể bao gồm giãn, rách một phần hoặc rách toàn bộ dây chằng. Có ba mức độ chấn thương dây chằng giữa gối:
- Mức độ 1: Đây là mức độ dây chằng bị tổn thương nhẹ nhất, chỉ là bong gân đầu gối. Khi nào khớp gối vẫn ổn định, chỉ là bị kéo căng nhẹ.
- Mức độ 2: Tình trạng này dây chằng sẽ bị tổn thương nhiều hơn, dây chằng bị đứt một phần. Khớp gối bắt đầu có tình trạng chệch khỏi vị trí ban đầu, có dấu hiệu lỏng lẻo.
- Mức độ 3: Dây chằng khi này đã bị đứt hoàn toàn. Khớp gối hoàn toàn mất ổn định, lỏng lẻo không thể cố định một chỗ.
Mức độ 2 của chấn thương dây chằng giữa gối (MCL) khá là hiếm gặp. Chủ yếu mọi người sẽ dễ bị bong gân hay tệ hơn là đứt hoàn toàn dây chằng. Thực tế khi dây chằng bị tổn thương, người bệnh vẫn có thể đi lại vận động được. Nhưng cơn đau sẽ kéo dài và ngày càng nặng hơn. Nếu cố không điều trị thì chỉ sau vài ngày sẽ xuất hiện rất nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến khả năng vận động sau này của người bệnh.
Nguyên nhân xảy ra chấn thương dây chằng giữa gối
Chấn thương dây chằng giữa gối (MCL) nguyên nhân chính là do dây chằng giữa gối bị tổn thương. Khi dây chằng bị áp lực hoặc sức ép quá lớn tác động lên sẽ khiến mặt ngoài của khớp gối di chuyển, cong lại và mặt bên trong khớp gối sẽ mở ra. Góc độ cong quá lớn sẽ khiến dây chằng bị kéo dãn, khi đó tình trạng chấn thương dây chằng sẽ xuất hiện.
Chấn thương dây chằng sẽ dễ xảy ra khi người bệnh vận động quá mạnh. Chơi thể thao quá sức, bị ngã khi đang hoạt động. Nó cũng có thể do tai nạn lao động nhưng cũng có thể gặp ngay trong những sinh hoạt hàng ngày.
Phương pháp điều trị chấn thương
Ở mức độ nhẹ như bong gân, nếu người bệnh chăm sóc đúng cách thì có thể tự lành mà không cần can thiệp bởi phẫu thuật. Để cơ thể có thể tự hồi phục nhanh nhất thì người bệnh phải thực hiện một số lưu ý sau:
- Cho đầu gối nghỉ ngơi: hạn chế vận động, vận động mạnh đầu gối, tránh tác động vào khớp gối để giảm đau. Nếu có thể, hãy dùng nạng cho đến khi cơn đau biến mất.
- Trong 24 giờ sau khi bị chấn thương, hãy chườm lạnh đầu gối 20-30 phút sau mỗi 3-4 giờ để giảm sưng và đau. Sau đó tiếp tục chườm lạnh trong 2-3 ngày hoặc cho đến khi vết sưng biến mất.
- Thực hiện các bài tập vật lý trị liệu sau phẫu thuật có thể giúp người bệnh nhanh chóng phục hồi chức năng vận động.
- Khi nằm hoặc ngồi, nâng cao đầu gối của bạn cao hơn tim bằng cách đặt một chiếc gối dưới đầu gối của bạn.
- Mang miếng đệm đầu gối để ổn định vùng bị thương và bảo vệ đầu gối tránh cho đầu gối bị chấn thương thêm.
- Uống thuốc giảm đau chống viêm nhưng bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ về liều lượng và cách sử dụng.
Trong trường hợp dây chằng bị đứt một phần hay đứt hoàn toàn thì bác sĩ sẽ chỉ định chọn phương pháp phẫu thuật phù hợp với tình trạng thực tế của người bệnh.
Phương pháp phòng tránh chấn thương
Chấn thương dây chằng khó kiểm soát và phòng ngừa, chúng ta chỉ có thể giảm thiểu khả năng bị tổn thương bằng một số phương pháp.
- Trước khi chơi thể thao, luôn luôn phải khởi động kỹ các khớp xương.
- Khi chơi thể thao phải chú ý thực hiện đúng kỹ thuật, làm theo hướng dẫn của những người có chuyên môn.
- Phải cho cơ thể có thời gian nghỉ ngơi và tự hồi phục. Không chơi thể thao liên tục trong thời gian quá dài.
- Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng như các ăn các thực phẩm chứa nhiều protein như thịt cá, trứng sữa,… cùng với các loại giàu canxi như hải sản, các loại đậu,… để có thể tăng cơ, duy trì các khớp xương được khỏe mạnh linh hoạt.
- Tập thêm các bài tập hỗ trợ tăng sức mạnh của các cơ và dây chằng. Các bài tập với tạ hay giúp chân khỏe hơn như squat, deadlift sẽ hỗ trợ cải thiện sức khỏe. Khi các cơ của mình khỏe mạnh dẻo dai sẽ giúp giảm áp lực trực tiếp đến dây chằng.
Việc chăm sóc sức khỏe như luyện tập và ăn uống đóng vai tròng quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe cũng như tăng sức mạng cho hệ xương khớp. Trước khi bắt đầu cho một bài thể dục hay bộ một bộ môn thể thao có cường độ cao nào bạn hãy khởi động thật kỹ và cận thận để hạn chế tối đa chấn thương. Khi có bất kỳ trường hợp nào chấn thương liên quan tới các khớp, hãy dừng lại và kiểm tra để tránh những trường hợp không mong muốn xảy ra.