“Cái răng cái tóc là vóc con người” vậy nên mái tóc khỏe đẹp luôn được mọi người quan tâm. Tóc khỏe và được nuôi dưỡng bởi có chân tóc sâu sẽ có chu kỳ phát triển dài hơn. Lớp dầu tự nhiên trong da đầu giúp duy trì sức khỏe của lớp biểu bì quanh chân tóc, giúp tóc mọc ra tránh bị chẻ ngọn. Do đó, chân tóc là đóng vai trò quan trọng quyết đinh vẻ đẹp của mái tóc chắc khỏe và bồng bềnh.
Chân tóc yếu là gì?
Tóc được chia thành thân tóc và chân tóc. Thân tóc là phần có thể nhìn thấy của tóc nhô ra khỏi da. Chân tóc nằm trong da và kéo dài xuống các lớp sâu hơn của da. Nó được bao quanh bởi nang tóc, cũng được kết nối với tuyến bã nhờn. Mỗi nang tóc được gắn với một cơ nhỏ làm cho tóc dựng đứng. Nhiều dây thần kinh cũng kết thúc ở nang tóc. Những dây thần kinh này cảm nhận chuyển động của tóc và nhạy cảm với những luồng gió dù là nhỏ nhất. Ở chân tóc mở rộng thành bầu tóc tròn. Nhú tóc cung cấp máu cho chân tóc, được tìm thấy bên trong phần dưới của bầu tóc. Các tế bào tóc mới liên tục được tạo ra trong bầu tóc, gần với nhú tóc.
Chân tóc yếu là do đâu
Thay đổi nội tiết
Thay đổi nội tiết tố bên trong. Trường hợp này thường xảy ra ở đàn ông bị suy giảm testoterol hoặc ở phụ nữ có thai, phụ nữ mãn kinh và tiền mãn kinh. Nguyên nhân của rụng tóc được xác định là do hocmone DHT – 1 hormon chuyển hóa từ testoterol gây ra chứng teo nang tóc và gây rụng tóc.
Do tác động của hóa chất làm tóc
Hóa chất làm tóc không chỉ gây tổn thương phần thân tóc gây khô xơ mà còn ảnh hưởng xấu đến các nang tóc. Các lỗ chân lông bị bít tắc bởi dư lượng hóa chất sau tạo kiểu và tổn thương mô do nhiệt. Do đó, lỗ chân lông nhỏ dần, nang tóc tổn thương dẫn đến tình trạng tóc rụng và khó mọc lại.
Vấn đề sức khỏe
Các vấn đề tâm lý: Căng thẳng, mệt mỏi, stress, trầm cảm… Bệnh và các phương pháp điều trị bệnh: Viêm nhiễm da đầu, bệnh tuyến yên, tuyến giáp, tiểu đường, buồng trứng đa nang, do tác dụng phụ của một số loại thuốc Tây điều trị bệnh, hóa trị, xạ trị…
Chế độ dinh dưỡng
Do chế độ dinh dưỡng không hợp lý khiến cho tóc không được cung cấp đầy đủ dưỡng chất để nuôi dưỡng tóc chắc khỏe khiến cho sợi tóc khô xơ và dễ gãy rụng.
Thời tiết lạnh và khô hanh
Sinh sống và làm việc trong môi trường khô hanh, thời tiết lạnh có thể làm mất độ ẩm của da, khiến tóc giòn và dễ gãy rụng hơn. Khi độ ẩm không được đảm bảo, chân tóc thường có xu hướng khô xơ, không óng mượt, không chắc khỏe và rất dễ gãy rụng.
Những dấu hiệu của chân tóc yếu
Mái tóc có chân tóc yếu dễ rụng sẽ có những đặc điểm sau:
- Tóc sớm chẻ ngọn.
- Kết cấu tóc khô, xoăn, mềm và xỉn màu.
- Tăng độ giòn hoặc sợi tóc dễ bị gãy.
- Tóc xơ, dễ bị rối.
- Có mảng rụng tóc trên da đầu.

Phục hồi chân tóc yếu
Dầu dừa
Dầu dừa nổi bật trong số các nguyên liệu tự nhiên tốt nhất chống lại sự suy yếu của chân tóc. Nó chứa các thành phần hữu ích giúp nuôi dưỡng sợi tóc khỏi chân tóc bị hư tổn và làm cho tóc nhẹ nhàng, mềm mượt và vào nếp hơn.
Tinh dầu
Các loại tinh dầu là dược phẩm và rất hữu ích cho các nang tóc và sửa chữa các sợi tóc yếu từ chân tóc trong thời gian ngắn. Nếu bạn đang tìm cách để có được mái tóc dày hơn, hãy thử hỗn hợp tinh dầu này, nó cũng có tác dụng kích thích mọc tóc.
Trứng hoặc sữa
Trứng và sữa đều chứa một lượng protein cao. Chúng nuôi dưỡng tóc, cung cấp chất, giúp chân tóc chắc khỏe và tăng độ bền cho tóc. Tùy thuộc vào độ dài của tóc mà liều lượng có thể được điều chỉnh.
Nước ép hành tây
Nước ép hành tây nổi tiếng với khả năng giải quyết tình trạng rụng tóc và khuyến khích tóc mọc lại. Bạn có thể làm điều này tối đa 2 lần một tuần để tóc phát triển khỏe mạnh.
Bổ sung thêm các chất dinh dưỡng cần thiết
Ngoài việc điều chỉnh thói quen sinh hoạt bạn cũng cần phải bổ sung thêm cho cơ thể các chất dinh dưỡng cần thiết. Một chế độ ăn uống khoa học sẽ giúp mái tóc của bạn chắc khỏe và suôn mượt hơn. Các loại thực phẩm bạn cần bổ sung như sau:
- Bổ sung thêm đồ ăn chứa nhiều kẽm, sắt như cá, các loại ngũ cốc, bánh mì, các loại thịt có màu đỏ…
- Bổ sung các thực phẩm chứa nhiều Protein như trứng, thịt gia cầm, sữa…
- ổ sung thêm thực phẩm chứa nhiều vitamin C có trong rau lá xanh, cà chua, cam…
- Bổ sung thêm các axit béo Omega-3 để duy trì độ ẩm. Các axit này có nhiều trong cá thu, cá ngừ, cá hồi…
- Bổ sung thêm vitamin B có trong lúa mì, men bia, đậu lăng, đậu nành…

Ngăn ngừa tình trạng chân tóc yếu
- Hạn chế sử dụng các sản phẩm làm đẹp nhiều hóa chất ảnh hưởng tới tóc và da đầu.
- Chỉ nên gội đầu 2 đến 3 lần mỗi tuần, dử dụng các loại dầu gội dịu nhẹ, tốt nhất nên dùng các sản phẩm từ thiên nhiên như bồ kết, tinh dầu bưởi, đậu đen…
- Tránh chải tóc khi ướt, nên dùng lược răng thưa để chải tóc.
- Dùng khăn mềm thấm nước trên tóc sau khi gội, để tóc khô tự nhiên.
- Hạn chế dùng máy sấy, uốn, ép ở nhiệt độ cao.
- Massage sa đầu thường xuyên để tăng lưu thông máu huyết.
- Không nên buộc tóc chắt, búi tóc hay buộc tóc đuôi ngựa hãy nhẹ nhàng với tóc của mình.
- Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt là vitamin và khoáng chất cần thiết để nuôi dưỡng tóc chắc khỏe.
Chân tóc yếu dễ rụng dẫn đến mái tóc mỏng và xơ rối là nỗi lo lắng cho vẻ bề ngoài hoàn chỉnh. Chính vì thế, nếu nhận thấy chân tóc yếu, tóc rụng hoặc xảy ra các vấn đề khác, bạn nên tìm ra các nguyên nhân chủ động cho việc điều trị. Bên cạnh đó, việc cân bằng nội tiết tố, quản lý căng thẳng và bổ sung sự thiếu hụt vi chất dinh dưỡng còn đem lại lợi ích không chỉ cho vẻ bóng mượt trên mái tóc mà còn là sức khỏe tổng thể nói chung. Điều này sẽ giúp bạn phòng ngừa tình trạng tóc rụng nhiều, mất tóc vĩnh viễn và phải nhờ đến sự chăm sóc y tế.