Chắp và lẹo mắt là hai loại bệnh khác nhau thường gặp ở bờ mi mắt nhưng dễ gây nhầm lẫn vì đều gây đau nhức bờ mi, phù nề làm hạn chế tầm nhìn của bệnh nhân, ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày.
Chắp và lẹo mắt là gì?
Chắp là một khối tròn nhỏ, sưng đỏ, thường ở vị trí xa bờ tự do của mi hơn so với lẹo. Chắp thường mọc ở mặt trong của mi mắt và nằm ở trong đĩa sụn. Khi lật mi, có thể nhìn thấy chắp và thậm chí là đầu mủ trắng của chắp. Nhiều trường hợp bệnh nhân bị đa chắp, nghĩa là có rất nhiều đầu chắp trên một mi hoặc cả hai mi.
Lẹo là một ổ sưng tấy cấp tính, cục bộ, có thể bên ngoài hoặc bên trong mi mắt. Hầu hết là tổn thương bên ngoài, xảy ra do sự nhiễm trùng hoặc tắc nghẽn nang lông và các tuyến liền kề của Moll hoặc Zeis. Sự tắc nghẽn nang có thể liên quan đến viêm bờ mi. Trường hợp lẹo mọc bên trong (thường rất hiếm gặp) lại là hậu quả của nhiễm trùng tuyến meibomius. Đôi khi lẹo đi kèm với viêm mô tế bào.
Nguyên nhân gây chắp lẹo mắt
Nhiễm khuẩn tụ cầu là nguyên nhân chủ yếu khiến mắt bị lẹo. Chúng có thể gây nhiễm trùng nang lông mi hoặc làm tắc nghẽn tuyến dầu xung quanh mí mắt, từ đó dẫn đến sưng viêm. Ngoài ra, đôi khi lẹo mắt còn là kết quả của viêm nhiễm lan rộng do viêm bờ mi đã có sẵn.
Ai có nguy cơ cao bị lẹo mắt?
Bất kỳ ai cũng có thể bị lẹo mắt. Tuy nhiên, bạn có nhiều khả năng mắc bệnh nếu:
- Đã từng bị lẹo mắt trước đây.
- Bị viêm bờ mi (viêm mí mắt), một chứng viêm mãn tính dọc theo rìa mí mắt.
- Có một số tình trạng da nhất định, chẳng hạn như viêm da tiết bã nhờn.
- Bị bệnh tiểu đường.
- Có làn da khô.
- Đang trải qua những thay đổi về nội tiết tố trong cơ thể.
- Cholesterol cao.
Ngoài ra, bạn có nhiều nguy cơ bị lẹo nếu có những thói quen xấu sau đây:
- Chạm vào mắt bằng bàn tay chưa rửa sạch.
- Tháo, đeo kính áp tròng mà không khử trùng kỹ lưỡng hoặc rửa tay trước.
- Không tẩy trang mắt kỹ lưỡng sau khi trang điểm, hoặc để lớp trang điểm qua đêm.
- Sử dụng mỹ phẩm cũ hoặc hết hạn sử dụng.

Dấu hiệu nhận biết chắp lẹo
- Cục u đỏ trên mí mắt: Dấu hiệu bị lẹo mắt đầu tiên dễ nhận biết nhất chính là xuất hiện cục u đỏ mềm, gây đau ở gần mép mí mắt, hoặc ở bên trong mí mắt, trông giống như mụn nhọt.
- Cục u chứa mủ: Cục u này sẽ lớn dần và có thể chuyển sang màu trắng hoặc vàng do có mủ. Cục mủ sẽ vỡ ra và biến mất khá nhanh nếu hệ thống miễn dịch trong cơ thể có thể kiểm soát được nhiễm trùng.
- Đau, ngứa và sưng mí mắt: Vùng da xung quanh mí mắt bị sưng tấy, ngứa, thậm chí là gây đau nhức và khó chịu.
- Kích ứng mắt: Mắt có thể tiết dịch bất thường hoặc chảy nước mắt nhưng thường không nhìn mờ. Đôi khi, bạn sẽ cảm thấy như có thứ gì đó cộm trong mắt và nhạy cảm với ánh sáng hơn.
- Cục u đỏ trên mí mắt: Dấu hiệu bị lẹo mắt đầu tiên dễ nhận biết nhất chính là xuất hiện cục u đỏ mềm, gây đau ở gần mép mí mắt (nơi lông mi mọc); hoặc ở bên trong mí mắt, trông giống như mụn nhọt.
- Cục u chứa mủ: Cục u này sẽ lớn dần và có thể chuyển sang màu trắng hoặc vàng do có mủ. Cục mủ sẽ vỡ ra và biến mất khá nhanh nếu hệ thống miễn dịch trong cơ thể có thể kiểm soát được nhiễm trùng.
- Đau, ngứa và sưng mí mắt: Vùng da xung quanh mí mắt bị sưng tấy, ngứa, thậm chí là gây đau nhức và khó chịu.
- Kích ứng mắt: Mắt có thể tiết dịch bất thường hoặc chảy nước mắt nhưng thường không nhìn mờ. Đôi khi, bạn sẽ cảm thấy như có thứ gì đó cộm trong mắt và nhạy cảm với ánh sáng hơn.
Bệnh chắp, lẹo có lây truyền?
Lẹo và chắp mắt cũng có thể lây từ người này sang người khác nếu sử dụng chung đồ dùng cá nhân. Do đó người bệnh cần lưu ý:
- Luôn vệ sinh rửa tay sạch sẽ trước khi chạm vào vùng mắt để tra thuốc.
- Không nên dùng kính áp tròng, không trang điểm khi bị lên lẹo và chắp.
- Không dùng lại thuốc cũ, thuốc đã để lâu.
- Không tự ý nặn mủ hay tra thuốc kháng sinh không theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Bệnh nhân bị chắp và lẹo tái phát nhiều lần nên đi khám để tìm nguyên nhân và có biện pháp điều trị.
Các phương pháp điều trị lẹo
Nếu mụn lẹo của bạn không thuyên giảm hoặc nếu nó dẫn đến các vấn đề khác, bác sĩ có thể:
- Kê đơn kem hoặc thuốc mỡ bôi vào mắt và mí mắt.
- Kê đơn thuốc kháng sinh.
- hực hiện quy trình để làm khô lẹo.

Cách ngăn ngừa lẹo mắt
Để ngăn ngừa lẹo mắt và các bệnh nhiễm trùng mắt nói chung, cần chú ý một số biện pháp như sau:
- Không dùng dùng tay đưa lên mắt để dụi mắt, chà mắt vì vi khuẩn từ tay có thể xâm nhập, gây nhiễm trùng mắt.
- Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn nhanh, nhất là trước khi chạm tay vào mắt, trang điểm mắt.
- Không dùng chung khăn mặt, mỹ phẩm, cọ trang điểm, kính mát,… với người khác. Đặc biệt không dùng chung vật dụng cá nhân với những người đang bị lẹo hoặc có tiền sử lẹo.
- Sử dụng mỹ phẩm trang điểm mắt đảm bảo chất lượng, cọ trang điểm mắt hợp vệ sinh.
- Bảo vệ mắt trước ánh sáng mặt trời, bụi bẩn ô nhiễm bằng cách đeo kính râm hoặc các loại kính báo vệ.
Mặc dù lẹo mắt là căn bệnh nhỏ ngoài da nhưng nếu chủ quan, không điều trị kịp thời và đúng cách, nó sẽ trở nên nghiêm trọng, cũng như có thể gây ra những hệ lụy không đáng có. Do đó, các bạn phải luôn chăm sóc sức khỏe đôi mắt nói riêng và cơ thể nói chung thật an toàn, cẩn thận. Khi các dấu hiệu bị lẹo ở mắt có sự bất thường, hãy nhanh chóng đến ngay Hệ thống Y Tế Thu Cúc TCI để được bác sĩ chuyên khoa Mắt trực tiếp thăm khám và điều trị.
Leave a reply