Chảy máu cam là tình trạng xuất huyết trong mũi hầu như ai cũng từng bị trong đời. Bệnh đa phần không nghiêm trọng, chủ yếu do yếu tố thời tiết hoặc va chạm. Trường hợp bị chảy máu cam kéo dài, thường xuyên, thì nên cẩn trọng vì đây có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý nguy hiểm.
Chảy máu mũi là gì?
Chảy máu mũi hay còn gọi là chảy máu cam hoặc tỵ nục. Đây là hiện tượng thường gặp khi các mao mạch bên trong mũi bị tổn thương.
Thông thường, máu chỉ chảy từ một bên mũi. Hầu hết mọi người đều có ít nhất một lần bị chảy máu cam trong đời. Đa số các trường hợp, máu sẽ ngưng chảy khi bạn đè lên mũi, nhưng một số người có thể phải cần đến sự chăm sóc y tế.
Nguyên nhân chảy máu cam
Vỡ mao mạch trong mũi bởi bất kỳ yếu tố gì, chẳng hạn như chấn thương (bị đánh vào mũi) đều có thể gây chảy máu cam. Các nguyên nhân khác khiến người trưởng thành và trẻ bị chảy máu mũi còn có thể kể đến như:
- Nhiễm độc tố.
- Nhiễm trùng.
- Mao mạch trong mũi gặp vấn đề bất thường.
- Một số bệnh lý như tăng huyết áp hay rối loạn đông máu.
Theo nhiều chuyên gia, nguyên nhân chảy máu cam ở trẻ em và người lớn thường gặp nhất là mũi khô do hít không khí khô, đặc biệt vào mùa đông.
Những yếu tố làm tăng nguy cơ chảy máu mũi
Hiện tượng chảy máu cam ở một người có thể tăng lên bởi một số yếu tố như:
- Không khí trong nhà nóng, khô.
- Vẹo vách ngăn mũi.
- Cảm lạnh và dị ứng.
- Tiếp xúc hoá chất kích ứng.
- Bệnh lý (suy thận, giảm tiểu cầu, tăng huyết áp, rối loạn đông máu bẩm sinh…).
- Nghiện rượu nặng.
- Thuốc gây ảnh hưởng quá trình đông máu.
- Các thuốc vi lượng đồng căn và thực phẩm bổ sung.

Làm sao biết khi nào chảy máu mũi là nghiêm trọng
Bạn nên đến khám ngay nếu con bạn có những dấu hiệu sau:
- Máu trào trong mũi khiến con bạn khó thở.
- Chảy máu mũi làm da tái nhợt, mệt mỏi hoặc kích động.
- Không cầm máu được ngay cả khi bạn đã xử lý đúng cách.
- Xảy ra sau phẫu thuật hoặc bạn biết con mình có khối u trong mũi.
- Bao gồm các triệu chứng nặng hơn như: đau ngực.
- Sau một chấn thương nghiêm trọng vào vùng mặt.
- Nếu bạn đang dùng các thuốc làm chậm hình thành cục máu đông như: warfarin hoặc aspirin.
Làm cách nào để cầm máu khi bị chảy máu cam
- Ngồi thẳng lưng và nghiêng người về phía trước: Cách tốt nhất là hơi nghiêng người về phía trước để ngăn máu chảy xuống cổ họng làm nghẹt thở hoặc nôn mửa ra máu. Tập trung thở bằng miệng và cố gắng giữ bình tĩnh.
- Không cầm máu quá mạnh: Hãy dùng khăn giấy hoặc khăn ẩm để thấm máu một cách nhẹ nhàng khi máu chảy ra từ mũi.
- Xịt thuốc mũi: Thuốc xịt thông mũi có chứa thuốc có tác dụng co mạch máu trong mũi. Điều này không chỉ giúp giảm viêm và giảm tắc nghẽn mà còn có thể cầm máu.
- Bóp mũi: Bóp nhẹ phần thịt mềm của mũi dưới xương mũi trong khoảng 10 phút có thể giúp nén các mạch máu và cầm máu.
- Không cúi đầu xuống quá lâu: Cúi đầu xuống quá lâu có thể gây áp lực lên mũi. Nên làm việc nhẹ nhàng trong thời gian một vài ngày sau khi chảy máu cam.
- Chườm lạnh: Chườm túi đá bằng vải lên mũi có thể giúp co các mạch máu đồng thời làm giảm sưng nề, giảm viêm nếu gặp chấn thương. Lưu ý không để túi đá quá 10 phút để tránh làm tổn thương da.

Phòng ngừa chảy máu cam
Chảy máu cam thường khó kiểm soát. Tuy nhiên có thể phòng ngừa tình trạng này bằng những cách sau đây:
- Hạn chế ngoáy mũi quá nhiều, quá mạnh hoặc tác động tiêu cực đến mũi, vùng mặt.
- Làm ẩm không khí trong nhà và tại nơi làm việc nếu có thể.
- Tránh các hóa chất, bụi hoặc mang khẩu trang.
- Khi thời tiết khô hanh, nóng, cần đeo khẩu trang bảo vệ mũi.
- Không nên ngồi điều hòa quá lâu, cần thường xuyên thay đổi không khí sinh hoạt và làm việc.
- Thường xuyên vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý, vệ sinh mũi đúng cách.
- Ăn uống đủ chất, đặc biệt là bổ sung đầy đủ vitamin C.
Chảy máu mũi là một hiện tượng không còn gì xa lạ. Cần phát hiện sớm tình trạng chảy máu cam để xử lý, cấp cứu kịp thời. Chảy máu cam không đáng lo ngại và có thể ngăn chặn và phòng ngừa bằng các cách điều chỉnh lại sinh hoạt, thận trọng hơn trong việc bảo vệ sức khỏe của mình. Một chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý đóng vai trò quan trọng đảm bảo sức khỏe, đẩy lùi các nguy cơ gây bệnh.