Phần lớn các khối tụ máu thường không gây nguy hiểm. Tuy nhiên cũng có các khối tụ máu ám chỉ các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.
Chảy máu dưới móng là gì?
Chảy máu dưới móng là tình trạng chấn thương các mạch máu dưới móng, dẫn đến rò rỉ máu vào khoảng trống bên dưới móng. Điều này gây bầm tím bên dưới móng chân, móng tay và khiến móng bị đổi màu.
Thông thường, tình trạng này không nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu chảy máu là do gãy xương, tổn thương nền móng hay các mô xung quanh, bạn sẽ cần được điều trị y tế.
Nguyên nhân gây chảy máu dưới móng
Tình trạng máu tụ dưới móng thường hình thành nhất sau một chấn thương gây đè nén lên đầu ngón tay hoặc ngón chân. Các chấn thương trong hoạt động hàng ngày có thể khiến móng ở ngón tay, ngón chân bị bầm tím như:
- Một vật nặng, như búa hoặc ổ khóa, rơi trúng móng tay, móng chân.
- Ngón chân bị vấp hoặc kẹt vào cửa.
- Tai nạn giao thông.
- Ngã từ độ cao nhất định.
- Đi bộ đường dài.
- Các chấn thương thể thao cũng có thể gây ra tình trạng này.
Ngoài ra, các chấn thương trong thể thao cũng có thể khiến bạn bị bầm móng chân hoặc móng tay.
Cách xử trí khi bị chảy máu dưới móng
Chăm sóc chấn thương giường móng tại nhà nên bắt đầu với việc chăm sóc vết thương ban đầu và đánh giá vết thương, được thực hiện theo các bước sau đây:
- Đầu tiên, tháo tất cả đồ trang sức khỏi bàn tay hoặc bàn chân bị ảnh hưởng.
- Cầm máu bằng cách dùng khăn sạch đè lên. Khi máu đã ngừng chảy, lấy vải ra và kiểm tra vết thương.
- Chăm sóc tại nhà có thể thích hợp nếu chỉ có tụ máu dưới móng và diện tích chiếm ít hơn 25%. Đồng thời, ngón tay hoặc ngón chân không bị cong hoặc biến dạng, không có vết rách hoặc vết nứt trên móng. Bạn nên lưu ý giữ tay hoặc chân cao hơn mức của tim sẽ giúp giảm đau nhói.
- Rửa sạch vết cắt hoặc vết xước tại móng trong xà phòng và nước, sau đó băng lại. Nếu có bất kỳ vết rách, vết rách, vết bầm lớn trên móng hoặc móng bị cong, biến dạng thì cần phải đưa người bệnh đến bệnh viện cấp cứu.
- Không cố ý kéo móng hoặc cố gỡ móng ra khỏi nền móng.
- Kiểm tra lần cuối cùng chủng ngừa uốn ván.
- Dùng các thuốc giảm đau thông thường như acetaminophen hoặc ibuprofen để giảm đau.
Mẹo chữa chảy máu dưới móng
- Chườm lạnh: Chườm lạnh là công việc đầu tiên bạn cần làm khi bị dập móng tay, móng chân. Bạn lấy một ít đá viên cho vào một chiếc khăn sạch và chườm lên phần móng tay, móng chân bị bầm. Cách này giúp bạn giảm đau và làm tan máu bầm nhanh chóng.
- Chườm nóng: Bạn sử dụng một chiếc khăn nóng đắp lên phần móng tay, móng chân bị bầm để máu dễ dàng lưu thông, giảm tình trạng sưng và đau, đồng thời góp phần làm tan máu bầm hiệu quả. Cách này được thực hiện sau khi đã chườm lạnh.
- Băng ép: Băng ép khu vực chấn thương ngay lập tức để giảm lượng máu chảy dưới móng.
- Cải băp: Bạn ép cải bắp lấy một ít nước, dùng bông gòn thấm vào vùng móng tay, móng chân bị bầm sẽ giúp làm giảm việc tụ màu bầm, chống viêm nhiễm.
- Bơ: Bơ thực vật có tác dụng làm giảm sưng phồng và tan máu bầm hiệu quả. Cách làm khá đơn giản, bạn dùng một ít bơ thực vật chườm lên phần móng tay, móng chân bị bầm.
- Tinh dầu dừa: Thoa đều tinh dầu dừa lên phần móng tay, móng chân bị bầm tím cũng có tác dụng làm tan máu bầm nhanh chóng.

Các dấu hiệu nhiễm trùng nền móng như
Dáu hiệu nhận biết nhiễm trùng móng, bao gồm:
- Có dịch hoặc mủ dưới móng tay.
- Đau và sưng ngày càng nặng hơn.
- Có những vệt đỏ trên da.
- Ngón tay/chân nóng hoặc đau nhói.
- Khu vực xung quanh nơi chấn thương quá đỏ, phù nề.
Móng là một bộ phận quan trọng trong chức năng của đầu ngón tay, ngón chân. Chấn thương giường móng khá phong phú, có thể bao gồm từ dập móng, rách móng, bong móng hay thậm chí cả những vết thương phức tạp cần sửa chữa. Chính vì bất kì chấn thương giường móng đều có nguy cơ dẫn đến biến dạng ngón vĩnh viễn, những hiểu biết này là cần thiết nhằm sửa chữa đúng cách tại nhà, giúp mau hồi phục chức năng của móng.