Chảy nước mắt sống là hiện tượng do tắc lệ đạo là tình trạng thường gặp ở trẻ. Những hiểu biết về nguyên nhân và cách điều trị chảy nước mắt sống sẽ giúp bạn chăm sóc bé đúng cách trong thời gian này để tránh gặp phải những biến chứng nguy hiểm.
Chảy nước mắt sống là bệnh gì?
Chảy nước mắt sống là tình trạng nước mắt chảy tràn trên mặt nhưng chưa xác định được nguyên nhân. Đối với cơ thể, nước mắt giúp giữ ẩm và làm bề mặt nhãn cầu được sạch, mắt có thể nhìn rõ hơn.
Nước mắt sau khi được tiết ra trong nhãn cầu sẽ chảy dồn về góc mắt, sau đó theo lệ đạo chảy xuống mũi. Tuy nhiên, khi nước mắt không theo lệ đạo xuống mũi và chảy tràn trên mặt do tuyến lệ bị tắc thì đó chính là hiện tượng chảy nước mắt sống.
Chảy nước mắt sống có thể gặp ở bất kỳ độ tuổi nào, nhưng thường gặp nhất là trẻ sơ sinh dưới 12 tháng tuổi và người từ 60 tuổi trở lên. Chảy nước sống có thể gặp ở 1 hoặc 2 bên mắt.
Nguyên nhân gây bệnh
- Nhiễm trùng mắt: Hai loại nhiễm trùng thường gặp và gây chảy nước mắt sống là viêm bờ mi và viêm kết mạc. Nhiễm trùng ở mắt có thể do virus, vi khuẩn, nấm gây ra, nhưng chủ yếu là do virus.
- Dị ứng: Tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng như bụi bẩn, phấn hoa, cây cỏ, lông động vật hay nấm mốc có thể gây ra phản ứng dị ứng và khiến mắt bị kích thích, ngứa mắt, đỏ mắt, rát mắt và chảy nước mắt sống.
- Kính áp tròng bẩn, cũ: Việc sử dụng kính áp tròng trong thời gian dài, khi kính áp tròng cũ và bẩn có thể làm tăng nguy cơ nhiễm ký sinh trùng Acanthamoeba. Loại ký sinh trùng này có thể ăn mòn giác mạc và tấn công nhãn cầu, gây ra các triệu chứng như ngứa mắt, rát mắt, sưng mí mắt, đau mắt, nhìn mờ, mắt nhạy cảm với ánh sáng và chảy nước mắt sống.
Nguyên nhân khác
Một số tình trạng bên dưới cũng là nguyên nhân gây bệnh:
- Khô mắt.
- Viêm bờ mi mãn tính.
- Bệnh liệt mặt (Bell’s palsy).
- Dị ứng, đặc biệt là dị ứng hoa cỏ.
- Viêm giác mạc – nhiễm trùng giác mạc.
- Loét giác mạc – vết loét mở hình thành trên mắt.
- Tác dụng phụ gây ra bởi một số loại thuốc điều trị.

Khắc phục tình trạng chảy nước mắt sống
Các giải pháp điều trị sẽ phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng và nguyên nhân bạn bị chảy nước mắt. Tùy vào các nguyên nhân sẽ có các giải pháp điều trị cụ thể:
- Kích ứng: Nếu bạn chảy nước mắt sống do viêm kết mạc nhiễm trùng, bác sĩ sẽ xem xét trong vòng một tuần để xem các triệu chứng có đỡ hơn không rồi sau đó mới kê thuốc kháng sinh.
- Lông mọc quặm: Cách điều trị quặm mi dưới thường là nhỏ nước mắt nhân tạo để kéo dài mi. Nhiều trường hợp cần phải phẫu thuật rút ngắn mi để điều trị nhão mi phối hợp với tạo lại chỗ bám của cơ kéo mi dưới để loại trừ tác nhân gây co quắp.
- Lộn mí: Bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật bằng phương pháp gây tê cục bộ, khi đó phần da và cơ xung quanh mắt sẽ được căng lại. Một số trường hợp nghiêm trọng thì bạn sẽ phải tiến hành các phẫu thuật tạo hình phức tạp khác.
- Tắc tuyến lệ: Phương pháp điều trị tối ưu là phẫu thuật tiếp khẩu túi lệ mũi, nghĩa là tạo một ra đường thoát mới giúp nước mắt chảy vào mũi trở lại.

Ngăn ngừa chảy nước mắt sống
Bạn có thể áp dụng một số phương pháp đơn giản tại nhà để ngăn ngừa tình trạng chảy nước mắt diễn biến nặng hơn.
Bổ sung axit béo Omega 3
Hấp thụ axit béo omega 3 có thể giúp hạn chế tình trạng khô mắt rất hữu hiệu. Bạn có thể tăng cường dưỡng chất này trong khẩu phần ăn bằng một số loại cá như cá hồi, cá thu, cá mòi, cá trích… Bạn cũng có thể bổ sung omega 3 từ các loại rau xanh, các sản phẩm từ đậu nành và các loại đậu, hạt.
Massage mắt bằng mật ong
Mật ong có đặc tính kháng khuẩn và có thể giúp điều trị viêm kết mạc do vi khuẩn. Một nghiên cứu trên động vật đã quan sát thấy việc bôi mật ong có thể làm giảm các triệu chứng nhiễm trùng hữu hiệu. Bạn có thể thêm 3 muỗng canh mật ong vào cốc nước ấm rồi sau đó dùng bông gòn thấm hỗn hợp và massage nhẹ nhàng trên mắt.
Tẩy tế bào chết với tinh dầu cây trà
Một nghiên cứu cho thấy tẩy tế bào chết ở mí mắt bằng tinh dầu cây trà có thể làm giảm nhẹ sự khó chịu ở những người bị viêm bờ mi. Bạn lưu ý là phải pha loãng dung dịch tinh dầu tràm trà với nước sạch trước khi thực hiện tẩy tế bào chết. Đồng thời, bạn hãy tránh để dung dịch vấy vào mắt vì có thể gây kích ứng.
Đôi mắt là bộ phận rất nhạy cảm của cơ thể nên bạn cần thận trọng với bất kỳ triệu chứng nào xảy ra. Tình trạng chảy nước mắt sống không quá nguy hiểm nhưng nếu xảy ra quá thường xuyên và khiến bạn khó chịu thì bạn cần đến gặp bác sĩ ngay để tránh những ảnh hưởng tiêu cực đối với thị lực lâu dài. Nếu xuất hiện dấu hiệu tình trạng chảy nước mắt sống thì bạn nên đến gặp bác sĩ ngay để được điều trị kịp thời. Đồng thời, thiết lập chế độ dinh dưỡng cần thiết giúp mắt sáng khỏe lâu dài.