Ung thư dạ dày là căn bệnh không phải hiếm gặp, các ca ghi nhận mỗi năm là rất lớn. Điều đáng buồn là các ca bệnh thường được phát hiện ở giai đoạn cuối trong khi người bệnh có thể được phát hiện sớm hơn nhờ phương pháp chuẩn đoán ung thư dạ dày.
Phát hiện ung thư giai đoạn sớm hết sức quan trọng, vì phương pháp điều trị ung thư dạ dày giai đoạn sớm là cắt khoanh niêm mạc chứa tổn thương ung thư (ESD), không cần phải phẫu thuật cắt bán phần hoặc toàn bộ dạ dày với nhiều nguy cơ của gây mê và phẫu thuật, giúp nâng cao chất lượng sống cho bệnh nhân.
Phương pháp chuẩn đoán sớm bệnh ung thư dạ dày
Y học ngày càng phát triển, các phương pháp chẩn đoán bệnh cũng không ngừng tăng thêm giúp cho việc chẩn đoán tìm ra nguyên nhân gây bệnh chính xác hơn.
Phương pháp nội soi dạ dày
Nội soi không chỉ là một phương pháp phổ biến trong phát hiện ung thư dạ dày mà phương pháp này còn giúp phát hiện các bệnh dạ dày khác. Các bác sĩ sẽ thông qua đường miệng, đưa thiết bị nội soi dọc theo ống tiêu hóa vào dạ dày để quan sát. Các bác sĩ sẽ nhìn được trực tiếp các tổn thương bên trong dạ dày và tiến hành lấy mô sinh thiết để chẩn đoán bệnh. Sau đó mẫu sinh thiết sẽ được nhuộm rồi đọc trên kính hiển vi.
Phương pháp này giúp phát hiện ung thư dạ dày ngay từ giai đoạn khối u phát triển từ lớp niêm mạc phủ hoặc ống tiêu hóa. Nếu người bệnh “sợ” cảm giác khi nội soi. Bác sĩ có thể chỉ định nội soi dạ dày gây mê để giúp người bệnh thoải mái trong suốt quá trình nội soi.
Xét nghiệm hình ảnh
Các xét nghiệm hình ảnh dùng để chẩn đoán ung thư dạ dày có thể bao gồm chụp CT scan (cắt lớp vi tính), chụp X-quang và chụp PET để đánh giá sự xâm lấn của khối u, cũng như sự di căn của chúng vào các cơ quan khác. Ngoài ra, xét nghiệm hình ảnh còn được sử dụng để theo dõi điều trị và phát hiện bệnh tái phát.
Các chất chỉ điểm ung thư
Kháng nguyên ung thư bào thai (CEA) tăng trong khoảng ⅓ các trường hợp ung thư dạ dày. Khi kết hợp với các chất chỉ điểm khác như CA 19-9, CA 72-4 có giá trị trong theo dõi sau điều trị ung thư dạ dày và tiên lượng bệnh.
Xét nghiệm máu
Xét nghiệm máu để đo chức năng của các cơ quan nhằm xác định xem liệu các cơ quan khác trong cơ thể, chẳng hạn như gan, thận có bị ảnh hưởng bởi ung thư hay không. Hơn nữa, còn đánh giá tổng trạng chung của bệnh nhân, tình trạng thiếu máu, rối loạn điện giải,… để có hướng điều trị và chăm sóc kế tiếp.
Muốn phát hiện ung thư dạ dày sớm cần có kế hoạch tầm soát, nhất là cho những đối tượng có nguy cơ cao hay dễ bị ung thư dạ dày.
Các đối tượng có nguy cơ sau cần tầm soát ung thư dạ dày bao gồm:
- Tuổi cao (> 50 tuổi).
- Có người thân trong gia đình mắc ung thư dạ dày, ung thư đường tiêu hóa…
- Người bị viêm loét dạ dày – tá tràng mãn tính, nhiễm HP.
- Người có thói quen ăn uống nhiều đồ muối, đồ nướng, thực phẩm bảo quản kém chất lượng.
- Người thường xuyên hút thuốc lá và uống rượu bia.
- Người có các triệu chứng nghi ngờ ung thư dạ dày: đau bụng, ợ hơi, ợ chua kéo dài.
- Những bệnh nhân mà lần nội soi dạ dày trước đó, đã có kết quả viêm teo niêm mạc dạ dày, viêm chuyển sản ruột, nên thực hiện nội soi kiểm tra lại sau 6 tháng đến 1 năm để tìm các tổn thương tiền ung thư.
Ngày nay, với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, các hệ thống máy nội soi ngày càng hiện đại, giúp xác định rõ tổn thương, phóng đại tổn thương lên gấp nhiều lần, đã giúp cho việc chẩn đoán ung thư sớm dạ dày ngày càng rõ ràng và chính xác hơn.
Phòng tránh ung thư dạ dày
Hiện tại vẫn chưa có cách nào để ngăn ngừa ung thư dạ dày hoàn toàn. Tuy nhiên, mọi người có thể thực hiện các bước để giảm nguy cơ mắc bệnh. Chúng bao gồm những điều sau đây.
- Duy trì cân nặng lý tưởng và chăm tập thể dục.
- Hạn chế bia, rượu và các chất kích thích.
- Sử dụng những thực phẩm đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm, chế độ ăn giàu chất xơ.
- Một số biện pháp ăn kiêng có thể giúp giảm nguy cơ ung thư dạ dày.
- Nên giảm số lượng thực phẩm ngâm, muối và hun khói trong chế độ ăn. Thay đổi ngũ cốc tinh chế cho ngũ cốc nguyên hạt, bánh mì, mì ống và thay thế thịt đỏ hoặc thịt chế biến bằng đậu, cá và gia cầm cũng có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày
- Bỏ thuốc lá
Hút thuốc lá có thể làm tăng nguy cơ ung thư phát triển ở phần dạ dày gần thực quản. Nên bỏ thuốc lá và tránh tiếp xúc gần với khói thuốc.
Điều trị các bệnh lý viêm dạ dày ngay khi phát hiện bệnh. Khám tầm soát và xử lý triệt để các khối polype, u lành trong dạ dày. Tầm soát ung thư định kỳ nếu tiền sử gia đình có người mắc ung thư đường tiêu hóa.