Lo sợ đến mức ám ảnh về cân nặng là tâm lý chung của không ít người. Tình trạng này kéo dài theo thời gian tạo nên chứng chán ăn tâm thần.
Bệnh chán ăn thần kinh (biếng ăn tâm lý) là bệnh gì?
Chán ăn thần kinh hay còn gọi là chán ăn tâm thần hoặc biếng ăn tâm lý. Đây là một chứng rối loạn ăn uống khiến người bệnh xuống cân quá mức so với độ tuổi và chiều cao của họ. Người mắc bệnh chán ăn thần kinh thường có nhận thức sai lệch về trọng lượng cơ thể của mình và cực kỳ sợ tăng cân, cho dù họ đang rất gầy. Do vậy, người bệnh luôn muốn giảm cân bằng các chế độ ăn kiêng, tập thể dục quá mức cũng như các cách khác.
Do đâu bị chán ăn tâm thần
Sở dĩ người bệnh bị chứng chán ăn tâm thần là do:
- Ám ảnh quá mức về cân nặng nên tìm mọi cách để giảm cân, có những người tự làm cho mình bị nôn hết thức ăn ra sau khi có những đợt ăn nhiều xen kẽ với những đợt ăn bí mật về đêm vì không có khả năng nhịn ăn suốt một thời gian dài.
- Liên quan đến di truyền, tác động của môi trường khiến cho biểu hiện gen bị thay đổi.
- Yếu tố văn hóa ở một số nước xem vóc dáng là thước đo cho vẻ đẹp lý tưởng.
Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh
Những yếu tố làm tăng khả năng mắc bệnh chán ăn thần kinh bao gồm:
- Tiền sử gia đình: Nếu những người trong gia đình bạnđã từng mắc bệnh, thì nguy cơ mắc bệnh của bạn sẽ cao hơ.
- Định kiến về giảm cân: Thường mọi người sẽ nhận được những lời khen tích cực về giảm cân và tiêu cực khi tăng cân, do đó càng thúc đẩy quyết tâm giảm cân của người bệ.
- Sự thay đổi tâm lý đột ngột: Những thay đổi về trường học, việc làm, nơi ở, người thân bị bệnh hoặc mất có thể gây stress, dẫn đến nguy cơ mắc bệnh cao hơ.
- Phương tiện truyền thông và xã hội: Tivi và tạp chí thời trang thường đăng các hình ảnh về quần áo bó cùng trào lưu nét đẹp mảnh khả Điều này cũng góp phần thúc đẩy người bệnh quyết tâm bỏ ăn để giảm cân.

Triệu chứng chứng chán ăn tâm thần
Chứng chán ăn tâm thần có thể nhẹ và xảy ra thoáng qua hoặc kéo dài với các biểu hiện và biến chứng nghiêm trọng. Các triệu chứng có thể xảy ra như:
- Tâm lý lo lắng về thừa cân hoặc béo vùng nào đó trên cơ thể ví dụ bắp đùi, mông.
- Chán ăn, không thèm ăn.
- Cuồng ăn, tìm cách để đào thải thức ăn sau khi ăn ví dụ như gây nôn.
- Tập thể dục quá mức.
- Đầy bụng, khó chịu ở bụng, táo bón.
- Suy mòn.
- Rối loạn kinh nguyệt, không quan tâm đến tình dục.
- Trầm cảm.
- Nhịp tim chậm, tụt huyết áp, hạ thân nhiệt.
- Xuất hiện rậm lông nhẹ hoặc lông tơ.
- Phù nề.
Biến chứng và tác hại của bệnh chán ăn tâm thần
Chứng chán ăn có thể có rất nhiều biến chứng, nặng nhất là tử vong. Cái chết có thể đến bất ngờ cho dù người đó vẫn chưa tới mức suy dinh dưỡng trầm trọng. Điều này có thể là hậu quả của việc rối loạn nhịp tim hoặc mất cân bằng điện giải trong cơ thể – các khoáng chất như Natri, Kali và Can – xi có tác dụng cân bằng các loại dịch trong cơ thể.
Các biến chứng khác bao gồm:
- Thiếu máu.
- Các vấn đề về tim như sa van hai lá, nhịp tim bất thường hay suy tim.
- Loãng xương, gia tăng nguy cơ gãy xương về già.
- Mất kinh ở nữ, giảm nội tiết tố nam ở nam.
- Các vấn đề ở đường tiêu hóa như táo bón, đầy hơi hoặc buồn nôn.
- Bất thường điện giải như hạ Kali máu, Natri, Canxi máu.
- Các vấn đề ở thận.
- Tự tử.
Chẩn đoán chứng chán ăn tâm thần
Nếu nghi ngờ bạn mắc bệnh chán ăn thần kinh, bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện một số xét nghiệm để có những kết luận chính xác, bao gồm:
- Xét nghiệm Albumin.
- Xét nghiệm mật độ xương để kiểm tra loãng xương.
- Xét nghiệm máu toàn bộ CBC.
- Điện tâm đồ (ECG hoặc EKG).
- Xét nghiệm điện giải.
- Xét nghiệm chức năng thận.
- Xét nghiệm chức năng gan.
- Xét nghiệm tổng số protein.
- Xét nghiệm chức năng tuyến giáp.
- Xét nghiệm nước tiểu.
Biện pháp điều trị chứng chán ăn tầm thần
Thách thức lớn nhất trong việc điều trị bệnh biếng ăn tâm lý là giúp người bệnh nhận ra họ đang mắc bệnh. Đa số bệnh nhân chán ăn thần kinh phủ nhận rằng họ đang mắc bệnh, và chỉ đồng ý điều trị khi tình trạng trở nên nghiêm trọng. Do đó việc điều trị thường sẽ rất khó khăn và cần hỗ trợ rất lớn từ gia đình của bệnh nhân. Các phương pháp điều trị bao gồm:
Liệu pháp ngôn ngữ: mục tiêu của phương pháp này là thay đổi suy nghĩ và hành vi của bệnh nhân để khuyến khích họ quay trở lại thói quen ăn uống lành mạnh. Liệu pháp này tỏ ra có hiệu quả hơn ở những bệnh nhân trẻ, hoặc bệnh nhân chỉ vừa mắc bệnh trong thời gian ngắn. Các liệu pháp ngôn ngữ thông dụng bao gồm:
- Liệu pháp hành vi ngôn ngữ (một loại liệu pháp thảo luận).
- Trị liệu nhóm.
- Liệu pháp gia đình.
Dược phẩm: chưa có loại thuốc nào có thể trực tiếp điều trị bệnh chán ăn thần kinh, nhưng các loại thuốc như thuốc chống trầm cảm, thuốc chống rối loạn thần kinh và ổn định thần kinh có thể giúp hỗ trợ bệnh nhân trong quá trình điều trị. Các loại thuốc này sẽ giúp bệnh nhân điều trị chứng trầm cảm và lo lắng.

Chế độ sinh hoạt phù hợp
Bệnh chán ăn thần kinh có thể được kiểm soát nếu bạn:
- Giảm stress.
- Thừa nhận rằng mình có vấn đề về cảm xúc và cần được chữa trị. Nếu không chấp nhận, bạn sẽ không thể hoàn toàn hợp tác với bác sĩ và khả năng thành công của quá trình điều trị sẽ giảm xuống.
- Nghiêm túc thực hiện chế độ ăn uống theo chỉ định của bác sĩ.
- Tham gia các buổi tư vấn tâm lý để lấy lại cân bằng trong sinh hoạt hằng ngày.
- Mua quần áo vừa vặn với cơ thể, không mua những quần áo quá chật mà bạn phải giảm cân mới mặc vừa.
Chứng chán ăn tâm thần là tình trạng rối loạn ăn uống đặc trưng bởi sự giảm cân quá mức bằng cách hạn chế lượng thức ăn do nỗi sợ mãnh liệt về việc tăng cân hay cuồng ăn đi kèm với việc cố gắng đào thải thức ăn. Chán ăn tâm thần thường gặp ở trẻ vị thành niên và phụ nữ, gây tổn hại lớn về sức khỏe thể chất và tinh thần do thiếu hụt dinh dưỡng, có thể dẫn đến tử vong.