Chuyển dạ xảy ra khi thai kỳ kết thúc, em bé được sinh ra đời, đây là khoảnh khắc tuyệt vời và vô cùng thiêng liêng đối với mỗi người phụ nữ. Có những sản phụ may mắn vượt cạn nhanh chóng và dễ dàng, song với thai phụ chuyển dạ kéo dài thì quá trình sinh con trở nên khó khăn và nguy hiểm hơn.
Chuyển kéo dài là gì?
Chuyển dạ kéo dài là quá trình chuyển dạ có thời gian lâu hơn chuyển dạ thông thường, diễn ra trong khoảng 18 đến 24 giờ. Các bà mẹ sinh con đầu lòng thường sẽ chuyển dạ lâu hơn các bà mẹ sinh con rạ, vì vậy chuyển dạ kéo dài có thể được tính 18-24 giờ với sản phụ sinh con so và 16-18 giờ đối với sản phụ sinh con lần thứ hai hoặc thứ ba. Đối với các trường hợp song thai, một cuộc chuyển dạ diễn ra hơn 16 giờ được coi là kéo dài.
Nguyên nhân gây chuyển dạ kéo dài
Tình trạng này thường do 3 nguyên nhân chính:
Chuyển dạ tắc nghẽn
Khi xương chậu của người mẹ quá nhỏ hoặc âm đạo giãn nở không đủ để em bé chào đời, thời gian chuyển dạ sẽ bị kéo dài. Ngoài ra, nếu khung chậu có hình dạng bất thường hoặc âm đạo có khối u cũng trở thành nguyên nhân làm cho mẹ bầu bị chuyển dạ kéo dài.
Yếu tố thai nhi
Thai nhi vẫn tiếp tục quá trình phát triển ngay cả khi đã bước qua ngày dự sinh. Nếu em bé có kích thước to hoặc vòng đầu quá lớn, con sẽ gặp khó khăn trong việc đi qua khung xương chậu và kéo dài thời gian sinh nở của người mẹ.
Cơn gò yếu
Một trong những nguyên nhân chính của chuyển dạ kéo dài là các cơn gò của mẹ bầu quá yếu. Chúng không đủ mạnh để gây đau hoặc đẩy em bé ra ngoài.
Bạn có thể tham khảo bài viết 3 cơn gò tử cung khác nhau mẹ bầu nên biết để biết cách phân biệt cơn gò giả và cơn gò chuyển dạ thật.
Nguy cơ khi chuyển dạ kéo dài
Chuyển dạ kéo dài làm tăng khả năng phải mổ đẻ và có thể gây ra các nguy cơ cho bé như:
- Thiếu oxy cho bé, gây ngạt cho bé trong tử cung.
- Nhịp tim thai bất thường.
- Sinh ra các chất bất thường trong nước ối.
- Nhiễm trùng tử cung và đường sinh sản.

Dấu hiệu của chuyển dạ kéo dài
Một số biểu hiện có thể là dấu hiệu của hiện tượng chuyển dạ kéo dài là:
- Thời gian chuyển dạ diễn ra hơn 18 giờ: Đây có thể là dấu hiệu nổi bật nhất của cơn chuyển dạ kéo dài.
- Sản phụ kiệt sức: Tình trạng mệt mỏi, kiệt sức có thể bị mất nước và miệng có thể bị khô do thở bằng miệng kéo dài.
- Đau lưng và hai bên người, lan xuống đùi do lưng bị đè mạnh trong thời gian dài.
- Giảm cơn đau chuyển dạ theo thời gian khi các cơ trở nên mệt mỏi.
- Nhịp tim nhanh do mất nước, kiệt sức và căng thẳng.
- Tử cung mềm khi chạm vào và không giãn hoàn toàn giữa các cơn co thắt.
Biến chứng mẹ bầu có thể gặp
Lâm bồn kéo dài có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng, chẳng hạn như:
- Đối với mẹ bầu: Bạn có thể gặp các tình trạng nhiễm trùng, vỡ tử cung, rò rỉ dịch âm đạo.
- Đối với thai nhi: Bé có nguy cơ nhiễm trùng cao cũng như gặp chấn thương, ngạt thở hoặc thậm chí chết non.
Các biện pháp điều trị chuyển dạ kéo dài
Điều đầu tiên mà mẹ bầu cũng như y bác sĩ và người chăm sóc cần thực hiện khi xảy ra tình trạng chuyển dạ kéo dài là cần giữ bình tĩnh và nhanh chóng đưa ra hướng xử lý. Các bác sĩ sẽ hướng dẫn mẹ cố gắng hít thở sâu, chậm rãi để lấy lực rặn cho trẻ có thể nhanh chóng đẩy ra ngoài.
Tùy vào thể trạng cũng như từng trường hợp chuyển dạ kéo dài, bác sĩ sẽ xem xét các phương pháp hỗ trợ sinh cho mẹ như:
- Thay đổi tư thế sinh con: Phù hợp với kích thước và ngôi thai để trẻ dễ dàng được sinh ra hơn.
- Dùng thuốc giảm đau để tăng sức mạnh tử cung, tăng sức rặn.
- Đặt kềm, hút chân không để tăng lực đưa em bé ra, thường dùng trong trường hợp nguy cơ biến chứng cao do chuyển dạ tự nhiên.
- Sinh mổ.

Phòng ngừa bệnh Chuyển dạ kéo dài
Trong quá trình mang thai, mẹ bầu có thể áp dụng những phương pháp dưới đây để hạn chế nguy cơ chuyển dạ kéo dài và các biến chứng do chuyển dạ kéo dài gây ra:
- Duy trì lối sống lành mạnh, ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, vận động thể dục nhẹ nhàng theo khuyến cáo của bác sĩ và nhân viên y tế.
- Tránh căng thẳng, lo lắng, việc giữ một tinh thần thoải mái, vui vẻ tránh những yếu tố tiêu cực sẽ giúp mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh.
- Tạo dựng một lối sống lành mạnh, bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng trong khẩu phần ăn, vận động thể dục một cách nhẹ nhàng theo lời khuyên của bác sĩ.
- Thăm khám thai sản theo lịch hẹn định kỳ: các mẹ cần ghi nhớ các mốc khám thai quan trọng đồng thời đi khám đều đặn nhằm phát hiện sớm các bất thường và rủi ro khi mang thai.
Chuyển dạ kéo dài sẽ nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ cũng như khả năng sinh ra khỏe mạnh của trẻ. Các mẹ gặp tình trạng chuyển dạ kéo dài, nhất là trong lần sinh đầu tiên cần được động viên tinh thần cũng như biện pháp hỗ trợ sinh phù hợp. Để hành trình vượt cạn trở nên nhẹ nhàng, mẹ cần tìm hiểu kỹ về các dấu hiệu và giai đoạn chuyển dạ để có cách ứng phó kịp thời. Việc có một lối sống khoa học hết sức quan trọng với sức khỏe của mẹ và bé để quyết định biện pháp điều trị.