Bệnh co thắt tâm vị (Achalasia) là một bênh lý hiếm gặp của thực quản có đặc điểm nổi bật là rối loạn hoạt động của thực quản. Đoạn cuối của thực quản đổ vào dạ dày bị co thắt và hẹp lại, còn đoạn trên bị giãn to ra.
Bệnh co thắt tâm vị là gì?
Co thắt tâm vị là một rối loạn thần kinh vận động của thực quản đặc trưng bởi giảm nhu động thực quản và giảm khả năng giãn của cơ thắt thực quản dưới trong quá trình nuốt.
Bệnh gặp cả ở nam giới và nữ giới với tỉ lệ giống nhau. Tuy nhiên, bệnh hay gặp ở lứa tuổi từ 25-60. Tỉ lệ mắc bệnh 1.6/100.000 dân mỗi năm tại Mỹ.
Nguyên nhân gây bệnh co thắt tâm vị
Việc thoái hóa các cơ thực quản hoặc các dây thần kinh điều khiển cơ được cho là nguyên nhân gây nên co thắt tâm vị. Vậy, các yếu tố tác động nói chung từ đâu?
Một số lý do được kể đến như:
- Do thói quen ăn uống của mỗi người, ăn quá nóng hoặc quá lạnh.
- Quá nhiều glucid, ăn ít protein và vitamin nhóm B cũng là nguyên nhân gây co thắt tâm vị.
- Là biến chứng của một số bệnh như lao, giang mai, hoặc sốt phát ban,…
- Thuốc lá, bia rượu hoặc bị phơi nhiễm chất hóa học cũng là những yếu tố gây bệnh.

Triệu chứng của bệnh co thắt tâm vị
Các triệu chứng dị sản phát triển chậm, với các triệu chứng kéo dài hàng tháng hoặc hàng năm. Các triệu chứng bao gồm:
- Khó nuốt: Đây là triệu chứng ban đầu phổ biến nhất.
- Trào ngược, trớ ra thức ăn chưa được tiêu hoá.
- Đau ngực nhiều cơn tái phát, cơn đau có thể nghiêm trọng.
- Ợ nóng.
- Ho vào ban đêm.
- Sút cân, suy dinh dưỡng do khó nuốt: Đây thường là triệu chứng muộn.
- Nấc cụt, khó ợ hơi: Các triệu chứng này ít gặp hơn.
Bệnh gây ra những biến chứng gì?
Khi bệnh diễn tiến có thể gây ra:
- Viêm loét thực quản do ứ đọng lâu ngày.
- Suy dinh dưỡng do nghẹn không ăn uống được.
- Viêm phổi hít do ọe.
- Tiến triển thành ung thư. Tỷ lệ ung thư là 9%, tỷ lệ phát triển thành ung thư tế bào vẩy là 3 – 5% ở bệnh nhân co thắt tâm vi.
Tác động của co thắt tâm vị đối với sức khỏe
Khó nuốt do co thắt tâm vị khiến việc ăn uống trở nên khó khăn và gây sút cân/suy dinh dưỡng nếu triệu chứng này kéo dài.
Bên cạnh đó, thức ăn ứ đọng ở thực quản có thể kích thích niêm mạc thực quản gây viêm hoặc trào ngược lên phổi gây những biến chứng nguy hiểm.
Biện pháp điều trị co thắt tâm vị
- Dùng bóng hơi để nong: Đây là phương pháp được tiến hành phổ biến trên thế giới. Các loại bóng hơi với đường kính khác nhau: 3; 3,5 và 4cm. Áp lực củ bóng khi nong: 6-12 PSI. Có thể nong từ 1-3 lần.
- Tiêm botulium vào cơ thắt dưới thực quản: Phương pháp này có tác dụng tốt, tuy nhiên kết quả chỉ duy trì được khoảng 6 tháng.
- Phẫu thuật mở cơ thắt thực quản: Tiến hành phẫu thuật Heller được áp dụng với những trường hợp áp dụng các phương pháp điều trị trên thất bại.
- Cắt thực quản: Cắt thực quản được thực hiện cho những bệnh nhân có thực quản giãn to như đại tràng, xoắn vặn, thất bại với cả hai phương pháp nong và phẫu thuật.
- Thuốc: Những bệnh nhân mà điều kiện bệnh lý đi kèm nặng nề, không thể thực hiện được can thiệp thủ thuật hoặc phẫu thuật có thể điều trị tạm bằng các thuốc ức chế canxi.

Những thói quen giúp bạn hạn chế tiến triển bệnh
Bên cạnh đó việc tạo lập và duy trì một thói quen ăn uống hợp lý, lành mạnh và đầy đủ chất dinh dưỡng là điều cần thiết.
- Ăn thức ăn lỏng, vừa ấm, đủ calo, và nên chia nhỏ bữa ăn thành nhiều lần
- Nên ưỡn cổ ra phía sau khi nuốt, thở ra mạnh hơn để thức ăn dễ dàng đi xuống dạ dày.
- Hạn chế ăn vào buổi tối trước khi ngủ, tránh trường hợp bị trào ngược thức ăn.
- Không nên uống nước quá lạnh hoặc nóng.
- Không sử dụng rượu, bia, các chất kích thích khác khi mắc bệnh và đang trong giai đoạn điều trị.
- Hạn chế sử dụng một số loại gia vị như tỏi, hành trong chế biến thức ăn cho người bệnh.
- Sau ăn không bao giờ được nằm ngay, điều này sẽ làm tăng nguy cơ hít sắc thức ăn vào phổi. Ngoài ra, khi ngủ ban đêm nên nâng cao đầu.
- Tránh ăn thức ăn đặc trước khi đi ngủ.
- Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều
Co thắt tâm vị tuy là một căn bệnh hiếm có, tuy nhiên nếu chúng ta không theo dõi điều trị kịp thời thì chúng ta cũng sẽ gánh chịu những hậu quả không hề nhỏ. Càng kéo dài thời gian mắc bệnh, cơ thể càng khó chịu, đau nhức, không ăn uống nhiều, cơ thể gầy dần dễ dẫn đến suy dinh dưỡng. Một khi cơ thể thiếu chất trầm trọng là một trong những yếu tố thuận lợi giúp vi khuẩn phát triển gây nên nhiều căn bệnh khác nhau. Dẫn đến một số biến chứng thậm chí là tử vong.