Collagen là một chất rất quan trọng quyết định sự trẻ hoá và săn chắc của làn da, bên cạnh đó còn rất nhiều công dụng của collagen đối với cơ thể của con người.
Collagen là gì?
Collagen là một loại protein, có chức năng như một loại keo kết dính các mô trong cơ thể lại với nhau. Vì thế, nếu không có collagen, cơ thể chúng ta sẽ là các phần rời rạc.
Các loại collagen
Collagen có đến 16 loại khác nhau nhưng nhìn chung có 4 loại chính là loại I, II, III, IV.
Collagen loại I
Collagen loại I là thành phần quan trọng cấu tạo nên da, xương, gân, sợi sụn, và răng. Chúng chiếm đến 90% lượng collagen trong cơ thể và được cấu tạo từ các sợi dày đặc.
Collagen loại II
Loại collagen này có cấu trúc lỏng lẻo và không chắc chắn như collagen loại I, chúng được tìm thấy trong các sụn đàn hồi, các khớp đệm.
Collagen loại III
Có vai trò chính là hỗ trợ cấu trúc nên các khối cơ bắp, các cơ quan và động mạch.
Collagen loại IV
Được tìm thấy trong các lớp da.
Các loại collagen theo chế phẩm
Việc bổ sung collagen có nhiều dạng chế phẩm khác nhau mà bạn có thể tìm thấy trên thị trường:
- Viên nang collagen: dùng để uống với hàm lượng collagen được tính toán kĩ trong mỗi viên nang.
- Thuốc bôi collagen dạng gel: dùng thoa trực tiếp lên da.
- Nước uống collagen: uống trực tiếp để bổ sung collagen.
- Bột collagen: hòa tan với nước lọc hoặc nước ép trái cây rồi mới uống.
Collagen có tác dụng?
Cải thiện sức khỏe làn da
Bên cạnh khả năng kết nối các tế bào dưới da với nhau, giúp da mịn màng, collagen còn làm tăng sự đàn hồi, khiến da không bị chảy xệ. Ngoài ra, collagen còn ngăn cản sự hình thành các nếp nhăn trên da, giúp da không bị lão hóa và luôn căng tràn sức sống.
Bên cạnh đó, vì có khả năng hỗ trợ cho da sản sinh ra các tế bào mới, nên collagen sẽ nhanh chóng làm lành sẹo và mờ thâm một cách hiệu quả.

Tăng cường sức khỏe tim mạch
Collagen có tác dụng ngăn ngừa nguy cơ xơ vữa động mạch và nhồi máu cơ tim.
Ngăn ngừa mất xương
Bên cạnh đó, collagen còn là chất đóng vai trò quan trọng trong cấu trúc xương, sụn. Giúp xương dẻo dai và chắc khỏe hơn.
Giúp giảm đau khớp
Nhờ vào khả năng duy trì tính toàn vẹn của sụn, giống như một lớp cao su bảo vệ các khớp xương.
Một khi lượng collagen trong cơ thể bạn suy giảm khi bạn về già, nguy cơ mắc các bệnh thoái hóa khớp, viêm khớp sẽ dần xuất hiện.
Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, việc bổ sung collagen giúp cải thiện các vấn đề về xương khớp như giảm đau và triệu chứng viêm.
Bạn có thể bắt đầu bổ sung liều collagen từ 8-12 gram hằng ngày để giảm đau nhé.
Tăng khối lượng cơ bắp
Mô cơ được cấu thành từ 1% đến 10% là collagen. Collagen giúp cơ bắp dẻo dai, mạnh mẽ và hoạt động thể chất linh hoạt hơn.
Nhiều nghiên cứu cho thấy, khối lượng cơ bắp ở những người bị mất khối lượng cơ do tuổi tác được tăng lên khi bổ sung collagen.
Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng, việc sử dụng collagen thúc đẩy quá trình tổng hợp protein, cũng như kích thích phát triển cơ bắp sau quá trình tập luyện.
Lợi ích sức khỏe khác
Việc bổ sung collagen giúp móng giảm tình trạng giòn. Ngoài ra, collagen còn kích thích cho móng và tóc mọc dài nhanh hơn.
Một vài nghiên cứu chỉ ra rằng, collagen còn thúc đẩy quá trình trao đổi chất diễn ra nhanh hơn.
Thêm vào đó, collagen còn làm tăng khả năng hoạt động của não bộ, và giúp hệ miễn dịch hoạt động hiệu quả hơn.
Cách bổ sung collagen cho cơ thể
Bổ sung collagen bằng thực phẩm
Để cải thiện sức khỏe làn da cũng như nâng cao sự hoạt động của những bộ phận khác trong cơ thể, bạn nên bổ sung các loại thực phẩm chứa các chất dinh dưỡng sau:
Vitamin C
Phần lớn collagen ở dạng procollagen và bạn có thể bổ sung procollagen vào cơ thể bằng cách dùng nhiều thực phẩm có chứa Vitamin C như ớt chuông, dâu tây và nhất là các loại trái cây họ cam quýt.
Vì vitamin C có chứa 2 loại axitamin là glycine và proline, kết hợp với nhau sẽ tạo ra procollagen.
Proline
Proline là một trong những axit amin có liên quan đến collagen và bạn có thể bổ sung những thực phẩm có chứa proline như mầm lúa mì, bắp cải, nấm, măng tây, lòng trắng trứng và các sản phẩm từ sữa
Glycine
Tương tự như proline, glycine cũng là yếu tố tạo nên collagen nên bạn hãy dùng những thực phẩm có chứa loại axit amin này như da gà, da lợn, gelatin và những thực phẩm chứa protein khác.
Đồng
Việc bổ sung khoáng chất đồng cũng góp phần củng cố lượng collagen trong cơ thể. Do đó, hãy chọn dùng những thực phẩm giàu đồng như bột ca cao, đậu lăng, hạt điều, hạt vừng và thịt nội tạng.

Bổ sung Collagen bằng thực phẩm chức năng
Bạn có thể bổ sung collagen bằng thực phẩm chức năng dưới dạng bột hoặc dạng viên. Đây được xem là một xu hướng khá thịnh hành trong những năm trở lại đây, một số bằng chứng khoa học cho thấy các chất bổ sung collagen dạng uống và dạng bột có thể làm giảm sự xuất hiện của tình trạng lão hóa.
Tuy nhiên, quan điểm của các nhà khoa học cũng nêu rõ: “Bột collagen là một loại protein. Khi chúng ta ăn nó, cơ thể sẽ tiêu hóa nó giống như bất kỳ nguồn protein nào khác, như thịt gà hoặc cá. Bột collagen sẽ không đi trực tiếp vào da và làm căng mọng da”.
Các loại kem và dầu hoặc mặt nạ collagen
Các loại kem, dầu hoặc mặt nạ chứa các pro collagen được cho là có tác dụng làm mịn da, bổ sung collagen. Nhưng hiện nay còn thiếu những bằng chứng khoa học về vấn đề này. Bởi collagen là một phân tử có kích thước khá lớn vì vậy khả năng để chúng có thể thấm trực tiếp vào da là điều vẫn còn đang tranh cãi.
Dung dịch chứa collagen
Một số người chọn uống nước hầm xương hoặc các dung dịch collagen được đóng gói từ xương các loại động vật. Cách làm này có cung cấp một lượng collagen cho cơ thể, tuy nhiên chúng được chứng minh là không giúp ích trong việc ngăn chặn lão hoá da.
Các hoạt động gây hại collagen
Collagen có thể tự sản xuất trong cơ thể hoặc cần được bổ sung từ nguồn thực phẩm bên ngoài. Tuy nhiên, để duy trì và bảo vệ collagen một cách tối ưu thì bạn cần tránh những yếu tố tác động tiêu cực đến nó như:
Ăn nhiều đường và tinh bột trắng
- Đường và tinh bột trắng sẽ là nhân tố làm cản trợ khả năng tự phục hồi của collagen.
Tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời
- Bức xạ của tia cực tím cũng trở thành những yếu tố làm giảm quá trình sản xuất collagen trong cơ thể. Vì thế, đừng phơi nắng quá nhiều, nhất là tránh nắng vào giờ cao điểm trong ngày.
Hút thuốc
- Thói quen hút thuốc sẽ làm giảm quá trình sản xuất collagen tự nhiên, từ đó khó chữa lành được vết thương trên da (nếu có) và xuất hiện nhiều nếp nhăn.
- Ngoài ra, khi cơ thể mắc phải một số rối loạn tự miễn dịch như lupus thì vẫn có thể làm hỏng collagen.
Một số lưu ý khi bổ sung collagen cho cơ thể
Mặc dù việc bổ sung collagen cho da là cần thiết nhưng bạn không nên lạm dụng nó. Hơn nữa, nếu không biết cách sử dụng, cơ thể có thể bị thừa và có phản ứng ngược. Các hiện tượng thường thấy nhất là dị ứng da, ngứa ngáy, da bỏng rát và có thể bị nhiễm trùng.
Về liều lượng và cách dùng
Lượng collagen hàng ngày bạn nên sử dụng là 2,5 – 5g. Bạn có thể uống theo dạng viên, bột hòa tan hay nước. Với collagen tươi, bạn massage trên mặt để nó thấm vào biểu bì, trung bì, hạ bì của da. Người có làn da nhạy cảm khi sử dụng collagen nên có chỉ dẫn của bác sĩ da liễu.
Thời điểm nên uống Collagen
Thời gian tốt nhất để cơ thể hấp thụ collagen là sáng và tối. Với những người chỉ có nhu cầu dừng lại ở mức làm đẹp, nên dùng tinh chất này một lần trước khi đi ngủ.
Trước khi dùng collagen tươi, bạn phải tẩy trang và rửa mặt sạch sẽ để làm thông thoáng lỗ chân lông. Massage nhẹ nhàng dưỡng chất lên cổ và mặt đến khi không còn cảm nhận sự bết dính. Nếu sử dụng đường uống, bạn nên dùng trước khi đi ngủ 30 phút.
Đối tượng cần cân nhắc khi sử dụng collagen
Những người đang trong quá trình dùng thuốc tránh thai không được uống collagen để tránh tác dụng phụ. Ngoài ra, phụ nữ đang mang thai và cho con bú không nên tự ý sử dụng collagen hàng ngày. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để có được liều lượng và thời gian hấp thụ tốt nhất.
Phụ nữ đẹp nhất khi biết yêu thương chính mình! Bằng cách chăm sóc sắc đẹp và sức khoẻ. Vậy nên chúng ta cần chú trọng việc ăn uống, sinh hoạt một cách khoa học để mang lại một cơ thể khỏe mạnh, cải thiện cuộc sống.