Cường giáp là hội chứng phổ biến do nhiều bệnh gây nên, trong đó Basedow là nguyên nhân gây bệnh cường giáp hay gặp nhất. Tuyến giáp đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển hóa và tăng trưởng của cơ thể.
Bệnh cường giáp là gì?
Bệnh cường giáp là một rối loạn hệ thống miễn dịch dẫn đến tình trạng tuyến giáp hoạt động quá mức, dẫn đến gia tăng sản xuất hormone tuyến giáp vào máu gây ra những rối loạn chuyển hóa của cơ thể.
Cường giáp là bệnh nội tiết phổ biến thứ hai sau bệnh đái tháo đường với tỷ lệ gặp ở phụ nữ mang thai là 1/1.500. Vì các hormone tuyến giáp ảnh hưởng đến một số hệ thống cơ thể khác nhau, các dấu hiệu và triệu chứng liên quan đến các cơ quan khác nhau. Thai phụ mắc cường giáp thường có các biểu hiện như tăng cân không đều, tim đập nhanh, nôn nhiều bất thường…
Mục tiêu điều trị chính là ức chế sự sản xuất quá mức của hormone tuyến giáp và làm giảm mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng.
Nguyên nhân gây cường giáp thai kỳ
Trong thời gian mang thai, nồng độ hormone HCG tăng nhanh và đạt đỉnh điểm vào khoảng tuần thứ 12 của thai kỳ. Điều này gây kích thích nhẹ tuyến giáp và gây ra một số triệu chứng cường giáp. Nếu bạn mang đa thai thì nồng độ HCG thậm chí còn tăng cao hơn và các triệu chứng sẽ trở nên rõ rệt hơn.
Những phụ nữ mắc phải chứng nôn nghén nặng (hyperemesis gravidarum) cũng có thể có các triệu chứng cường giáp nhẹ. Tuy nhiên, các triệu chứng này thường sẽ biến mất sau tam cá nguyệt thứ nhất.
Ngoài nguyên nhân trên, cường giáp ở phụ nữ mang thai còn có thể do:
- Rối loạn miễn dịch, ví dụ như bệnh Graves.
- Gia đình có tiền sử mắc các bệnh về tuyến giáp hoặc các bệnh tự miễn.
- Một số loại thuốc, chẳng hạn như những loại thuốc điều hòa nhịp tim.
- Nhiễm trùng gần tuyến giáp.
- Các vấn đề khác về tuyến giáp như tuyến giáp phình to, sưng do nhiễm trùng hoặc ung thư tuyến giáp.
- Nồng độ iốt trong cơ thể cao.

Triệu chứng cường giáp trong thai kỳ
Mỗi bà bầu sẽ có những triệu chứng khác nhau nhưng nhìn chung sẽ có các các triệu chứng như:
- Bướu cổ.
- Mắt lồi.
- Da dày phía trước xương chày.
- Bứt rứt.
- Dễ cáu gắt.
- Đổ mồ hôi nhiều hơn bình thường.
- Da mỏng, mịn, ẩm.
- Tóc mỏng, dễ gãy.
- Yếu cơ, đặc biệt là cánh tay và đùi.
- Run tay.
- Nhịp tim nhanh.
- Tăng huyết áp.
- Tăng nhu động ruột.
- Sụt cân.
- Khó ngủ.
- Mắt nhạy cảm với ánh sáng.
Các triệu chứng của cường giáp có thể giống với các bệnh khác.
Ảnh hưởng của bệnh cường giáp đến thai nhi và sản phụ
Bệnh cường giáp là một nhóm bệnh do nồng độ hormone tuyến giáp tăng. Bệnh cường giáp gây ra các biến chứng về tim mạch, tăng chuyển quá hóa mức,… Phụ nữ mang thai mắc bệnh cường giáp làm tăng nguy cơ bất thường thai nhi.
Một số dấu hiệu nhận biết phụ nữ có thai mắc bệnh cường giáp gồm: Tim đập nhanh hơn và không đều, không chịu được nhiệt độ nóng và lạnh, thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, run tay, tăng hoặc giảm cân bất thường. Khi bị bệnh cường giáp, sản phụ và phải đối mặt với những nguy cơ như:
- Tiền sản giật: Tình trạng tăng huyết áp ảnh hưởng nghiêm trọng đến gan và thận, thường xảy ra sau tuần thứ 20 của thai kỳ hoặc sau sinh, có thể gây suy tim hoặc các vấn đề nguy hiểm trong thai kỳ.
- Nhau bong non: Tình trạng nghiêm trọng khi nhau thai tách khỏi thành tử cung trước khi sinh.
- Suy tim: Suy giáp ảnh hưởng đến chức năng tim khiến tim không bơm đủ máu cho cơ thể dẫn đến suy tim.
- Bão tuyến giáp: Tình trạng hiếm gặp có thể đe dọa đến tính mạng của sản phụ hoặc gây nguy cơ cao bị suy tim.
Sản phụ mắc bệnh cường giáp khiến thai nhi mắc các nguy cơ như: Sinh non, nhẹ cân, sảy thai, bướu cổ, phù thai dẫn đến thai lưu. Trẻ sinh ra có thể bị: Rối loạn chức năng tuyến giáp, ảnh hưởng đến sự phát triển thần kinh – vận động của trẻ về sau.
Tầm soát và dự phòng cường giáp thai kỳ
Những sản phụ cần thực hiện tầm soát chức năng tuyến giáp trong thai kỳ khi có các yếu tố nguy cơ sau:
- Thai phụ có bệnh lý giáp từ trước: Basedow, suy giáp, cường giáp, bướu cổ đơn thuần, bướu nhân tuyến giáp,…
- Có tiền sử gia đình mắc bệnh tuyến giáp.
- Thai phụ đã bị bệnh tuyến giáp ở những lần thai trước.
- Thai phụ có tiền sản sản khoa không tốt như: Sảy thai, lưu thai, sinh non, sinh con dị tật bẩm sinh,…
- Phụ nữ mắc tiểu đường type 1.
- Phụ nữ mắc các bệnh tự nhiễm như: Lupus, viêm khớp dạng thấp,…
- Phụ nữ đang điều trị suy giáp.
- Phụ nữ có tiền sử đã phẫu thuật cắt tuyến giáp, điều trị phóng xạ vùng cổ, đầu,…

Chế độ ăn cho phụ nữ cường giáp trong thai kỳ
Thực phẩm tốt cho bệnh nhân cường giáp đang mang thai?
- Sắt, selen và kẽm: Các chất khoáng này kích thích tuyến giáp lành mạnh. Các nguồn thực phẩm bao gồm: rau cải bó xôi, thịt bò, thịt lợn, các loại hạt,…
- Chất béo Omega-3: Nếu thiếu các chất béo lành mạnh, tế bào sẽ mất đi tính toàn vẹn. Cá hồi, hạt lanh, rau cải bó xôi rất giàu axit béo omega 3 giúp cải thiện sự trao đổi chất và điều trị các bệnh liên quan đến tuyến giáp.
- Vitamin A: Đây là khoáng chất quan trọng giúp T3 đi vào tế bào. Các nguồn thực phẩm chứa vitamin A là rau quả có màu vàng cam như: cà rốt, khoai lang, xoài, mơ,…
- Nước: Ở sản phụ với chứng ốm nghén, nôn mửa cần bổ sung thêm nước tránh tình trạng mất nước và điện giải.
Những thực phẩm nên tránh?
- Thực phẩm giàu Iốt: Các thực phẩm này làm tăng hoạt động của tuyến giáp, khiến bệnh tình tăng nặng.
- Đồ uống chứa cồn: Sử dụng rượu bia hoặc các sản phẩm chứa cồn làm hạn chế sự hấp thu canxi, làm nặng thêm tình trạng rối loạn chuyển hóa canxi ở người cường giáp và gây biến chứng loãng xương.
- Đường: Thực phẩm có nhiều đường như: nước ngọt, các loại mứt, thạch,… có thể làm tăng mức độ hồi hộp ở những người mắc chứng cường giáp.
- Thịt đỏ: Người bị cường giáp ăn nhiều thịt đỏ chứa hàm lượng cholesterol, chất béo bão hòa cao sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh tim mạch, tiểu đường.