Việc đen và sạm da chính là kẻ thù khiến các nàng “trăm phương nghìn kế” muốn đuổi đi ngay tức khắc. Da bị cháy nắng sạm đen khiến các nàng dễ phát điên, đặc biệt là với nàng có da mỏng, dễ chịu kích thích từ ánh nắng mặt trời.
Da bị cháy nắng là gì?
Melanin là lớp sắc tố ở lớp ngoài cùng của da, có vai trò quyết định màu sắc tự nhiên của làn da. Khi tiếp xúc nhiều với tia UV, cơ chế tự bảo vệ của cơ thể sẽ sản sinh melanin nhanh và nhiều hơn – lượng melanin dư thừa này khiến da đen sạm. Nếu lượng tia UV tăng lên thì sự bảo vệ này không thể chống đỡ dẫn đến tình trạng cháy nắng.
Nguyên nhân khiến làn da bị cháy nắng
Nguyên nhân chính khiến da cháy nắng lột da, sạm đen là do tiếp xúc với ánh sáng mặt trời quá nhiều mà không che chắn, không bảo vệ da, đặc biệt là vào những ngày nắng mùa hè chăm sóc da không đúng cách sẽ tăng nguy cơ.
Ánh nắng mặt trời có chứa cực tím UVA và UVB, khi tiếp xúc với da sẽ gây ra nhiều tác hại như:
- Tia UVB: Tác động ở lớp thượng bì khiến da tăng sản xuất sắc tố Melanin khiến da sạm đen. Đồng thời, đây cũng là tác nhân khiến bỏng nắng, rát da, thậm chí còn có thể gây tổn thương cho các tế bào DNA, giảm hệ miễn dịch và gây ung thư da.
- Tia UVA: Với bước sóng cao, tia UVA có khả năng xuyên qua lớp thượng bì, tấn công vào lớp cấu trúc nền của da khiến Collagen và Elastin bị hư hại dẫn đến da bị tổn thương, xuất hiện nám, vết nhăn gây lão hóa sớm.
Ngoài ra còn một số yếu tố nguy cơ khác như:
- Người có làn da sáng màu.
- Sinh sống hoặc đi du lịch đến những vùng, khu vực có khí hậu nắng nóng, nhiều ánh sáng mặt trời như các quốc gia ở khu vực xích đạo.
- Thường xuyên làm việc, hoạt động ngoài trời.
- Có tiền sử bị cháy nắng.
- Sử dụng các loại thuốc làm tăng khả năng bắt nắng của da.

Dấu hiệu da bị cháy nắng
Khi bị cháy nắng, làn da của bạn sẽ có một số hiện tượng sau:
- Bề mặt da xuất hiện những mảng đỏ ửng, đau rát.
- Sờ da thấy nóng.
- Da không đều màu, xuất hiện vết sạm nám, tàn nhang, đốm màu nâu do sắc tố melanin sản sinh nhiều để bảo vệ da.
- Nhiệt độ cao khiến da bị mất nước dẫn đến khô ráp, bong tróc.
- Da mất nước, gặp nhiệt độ cao khiến các sợi collagen và elastin đứt gãy, hình thành nên nếp nhăn.
- Tình trạng bỏng nắng đến mức nặng sẽ khiến da xuất hiện các vết bỏng rộp. Trường hợp này cần đặc biệt chú ý.
- Ngoài ra, trường hợp cháy nắng nặng sẽ khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, đau đầu, buồn nôn và làn da bị tổn thương trên diện rộng.
Cách khắc phục làn da cháy nắng
Một số cách giúp làn da nhẹ dịu hơn khi bị cháy nắng:
Sữa chua
Sữa chua không chỉ tốt cho hệ tiêu hóa mà còn góp phần trong việc chăm sóc da nữa đấy. Một lớp sữa chua mỏng lên da sẽ dần cải thiện tình trạng da rám nắng của bạn đấy.
Cà chua
Cà chua luôn được biết đến với rất nhiều lợi ích cùng các loại vitamin tốt cho da và cơ thể. Để tạm biệt làn da cháy nắng, bạn chỉ việc cắt đôi cà chua và chà xát nhẹ lên vùng da ấy.
Nha đam
Nếu bạn có sẵn nha đam tại nhà thì đừng bỏ qua cách chữa và làm trắng da bị cháy nắng bằng nguyên liệu này nhé. Chất gel nha đam vừa cấp nước làm dịu vết bỏng nắng vừa giúp kháng khuẩn nhẹ, ngăn ngừa nhiễm trùng.
Mật ong
Không chỉ có khả năng kháng viêm, mật ong còn có thể giữ ẩm, phục hồi làn da bị tổn thương do cháy nắng, kích thích tái tạo tế bào mới nhờ nguồn dinh dưỡng dồi dào như: vitamin A, B, C, E, khoáng chất kẽm, đồng, kali,…
Bột yến mạch
Bột yến mạch chứa nhiều chất chống oxy hóa và kháng viêm, giúp làm dịu tình trạng da cháy nắng, giảm viêm và giảm ngứa da, đồng thời lấy lại độ ẩm cho da không bị bong tróc.
Lòng trắng trứng
Nhờ chứa thành phần protein, vitamin A và các enzyme vô cùng dồi dào có lợi cho làn da, lòng trắng trứng gà được đánh giá là một nguyên liệu chăm sóc da bị cháy nắng vô cùng tốt.
Trà hoa cúc
Trà hoa cúc không chỉ là thức uống thư giãn tinh thần mà còn có thể làm dịu vết cháy nắng trên da. Pha trà và chờ nguội, sau đó dùng khăn sạch thấm nước trà và đắp lên vùng da đang chịu ảnh hưởng – thực hiện nhiều lần trong ngày. Lưu ý nếu bạn bị dị ứng phấn hoa thì không nên dùng phương pháp này.

Phòng ngừa da cháy nắng
- Trang bị quần áo chống nắng, đeo kính râm trước khi ra ngoài.
- Nên bôi kem chống nắng trước 30 phút khi ra ngoài để bảo vệ da tốt nhất trước tác động của tia cực tím.
- Dù trời u ám, bạn cũng nên thoa kem chống nắng.
- Hạn chế ra đường từ 10h -16h vì đây là thời điểm tia cực tím hoạt động mạnh nhất nên rất dễ gây tổn thương da.
Da bị cháy nắng không ảnh hưởng tới sức khỏe nhưng làm da bạn bị tổn thương. Bạn có thể dùng các mẹo từ thiên nhiên để khắc phục vùng da cháy nắng. Cận trọng quan tâm tới làn da của mình mỗi khi ra ngoài sẽ giúp bạn tránh được các yếu tố ảnh hưởng tới da. Ngoài ra, một chế độ ăn uống đầy dưỡng chất kết hợp với tập luyện thể chất sẽ giúp da bạn khỏe đẹp hơn.
Leave a reply