Đau cơ bắp chân là tình trạng đau nhức bắp thịt chứ không phải cảm giác đau nhức xương khớp. Tình trạng này có thể gặp ở mọi lứa tuổi, người ít vận động và thường xuất hiện vào cuối ngày hay những thời điểm khác nhau trong ngày.
Đau bắp chân là gì?
Đau bắp chân có thể do chấn thương cơ, xương hoặc gân cũng như nhiễm trùng hoặc các tình trạng ảnh hưởng đến lưu lượng máu. Triệu chứng có thể là đau, nhức, tê, mỏi hoặc co thắt; cũng có thể kèm theo nhiều dấu hiệu như vết đỏ sưng, vết tím tái trên da,…
Nguyên nhân gây bệnh
Bên cạnh các nguyên nhân trên, nhiều người thường gặp hiện tượng đau bắp chân khi ngủ dậy khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi, khó chịu. Dưới đây là một số lý do chủ yếu khiến bạn ngủ dậy đau bắp chân:
- Thời tiết: Nhiều nghiên cứu cho thấy tình trạng bị đau bắp chân khi ngủ dậy thường gặp hơn vào mùa hè. Do nồng độ vitamin D cao hơn và đạt đỉnh điểm, từ đó làm cơ thể kích hoạt quá trình cân bằng tự nhiên, tạo nên những cơn đau.
- Thiếu chất dinh dưỡng: Nếu bạn không dung nạp đủ các chất dinh dưỡng như: canxi, magie và kali,.. Điều này cũng làm tăng nguy cơ bị đau bắp chân khi ngủ dậy. Bên cạnh đó, việc thiếu hụt các chất dinh dưỡng này còn làm ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ. Ngoài triệu chứng đau bắp chân, người bệnh có thể gặp phải một số tình trạng như mệt mỏi, buồn nôn, khó chịu,.. làm cơ thể suy nhược nhanh chóng.
- Luyện tập quá sức: Bên cạnh đó, hiện tượng bắp chân bị đau cơ còn là do chế độ luyện tập quá sức, khiến các cơ bắp không thích nghi kịp. Do đó, nếu thấy căng bắp chân thường xuyên bạn cần điều chỉnh lại chế độ luyện tập, kết hợp ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý để tình trạng đau bắp chuối chân thuyên giảm.
Để phòng trường hợp trên, trước khi ngủ bạn nên uống 1 ly nước. Đồng thời, bạn cũng nên tránh tư thế gác chân lên nhau khi ngủ.

Biểu hiện bạn bị đau bắp chân
Tùy thuộc nguyên nhân gây đau bắp chân mà bạn có thể kèm theo các triệu chứng khác, ví dụ như viêm hay nhiễm trùng mô mềm bắp chân sẽ có thêm các dấu hiệu như nóng, đỏ và sưng. Trường hợp đau bắp chân do các cơ lớn bị kéo căng có thể ảnh hưởng đến hồi lưu máu ở tĩnh mạch chân gây phù. Một số biểu hiện đau bắp chân có thể kể đến như:
- Cảm giác nóng rát, tê dị cảm.
- Triệu chứng của cảm cúm: mệt mỏi, sốt, nhức đầu, ho khan,…
- Đau các khớp ở chân.
- Co thắt hay chuột rút cơ bắp chân.
- Tê chân một hay hai bên.
- Giới hạn cử động chân.
- Da bị sưng lên.
- Biến đổi màu sắc da, như bầm da hoặc đỏ da.
- Phù chân tiến triển.
- Giảm cân không rõ nguyên nhân.
- Giãn tĩnh mạch.
Biến chứng có thể gặp khi mắc bệnh đau bắp chân
Cơn đau nhẹ thường giảm khi nghỉ ngơi, chườm đá hoặc uống các loại thuốc kháng viêm không cần kê toa. Tuy nhiên, một số trường hợp nặng nếu không đi khám kịp thời có khả năng dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng.
Một số biến chứng có thể kể đến như:
- Đau mạn tính.
- Giảm cử động.
- Mất sức cơ.
- Thuyên tắc phổi.
- Tổn thương thần kinh.
- Nhiễm trùng lan rộng.
- Đoạn chi.
- Đột quỵ.

Cách khắc phục đau bắp chân
Để điều trị đau nhức bắp chân về đêm đầu tiên người bệnh cần nhận biết rõ các đặc điểm của cơn đau. Ví dụ tình trạng tê đi kèm hay không, có đi kèm các triệu chứng đau xương khớp, đau từ dây thần kinh hay do các tác động bên ngoài,… để có cách giải quyết kịp thời các cơn đau. Người bệnh có thể sử dụng một trong số những cách sau đây để giải quyết tình trạng đau nhức bắp chân.
- Chườm nóng nếu đau mạn tính hoặc chườm lạnh nếu các triệu chứng đau có kèm sưng tấy.
- Ngâm tay, chân trong nước ấm trước khi ngủ để điều hòa lưu thông máu.
- Xoa bóp tay chân bằng các loại tinh dầu trước khi đi ngủ.
- Có thể sử dụng thêm một số thuốc, vitamin do bác sĩ kê đơn để giảm các triệu chứng đau kèm tê buồn chân tay.
- Bổ sung vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể trong các bữa ăn.
Leave a reply