Đau đầu gối có thể là dấu hiệu của các bệnh liên quan đến xương khớp như thoái hóa khớp, viêm khớp, ung thư xương… Để kịp thời phát hiện và điều trị các bệnh lý nguy hiểm này, chúng ta cùng tìm hiểu xem nguyên nhân gây đau khớp là gì và khi nào đau khớp gối là bệnh cần chữa trị nhé!
Đau đầu gối là bệnh gì?
Đau đầu gối là dấu hiệu cho thấy xuất hiện tổn thương ở trong và xung quanh khớp gối, từ các mô mềm, gân, sụn, dây chằng và túi hoạt dịch. Trong đó, khớp gối có vị trí tiếp giáp giữa: phần dưới của xương lồi cầu đùi, phần trên của xương chày (mâm chày) và mặt sau của xương bánh chè (che chở mặt trước của khớp gối). Do có cấu tạo phức tạp, chịu áp lực lớn từ toàn bộ trọng lượng cơ thể và là một trong những khớp có tần suất hoạt động nhiều nhất nên khớp gối rất dễ bị tổn thương.
Đau nhức đầu gối xảy ra rất phổ biến, gây ra nhiều ảnh hưởng đến vận động, khiến người bệnh khó chịu và làm giảm chất lượng cuộc sống của họ. Không chỉ là cơn đau thông thường, đau nhức khớp gối cũng có thể là một sự cảnh báo về các căn bệnh xương khớp tiềm ẩn nguy hiểm.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau đầu gối
đầu gối là một trong những khớp quan trọng nhất và là khớp lớn nhất trong cơ thể. Bởi vì cùng lúc chịu nhiều tác động từ hệ vận động lẫn chức năng nâng đỡ trọng lượng cơ thể, thế nên khớp gối rất dễ bị tổn thương. Dưới đây là những nguyên nhân khiến cho khớp đầu gối sưng đau và nhức mỏi mà bạn cần biết:
- Dừng di chuyển một cách đột ngột.
- Chuyển hướng di chuyển quá nhanh.
- Tiếp đất không an toàn sau khi nhảy cao, nhảy xa.
- Va chạm hoặc té ngã với lực mạnh.
- Tai nạn khi tham gia các hoạt động thường ngày.
- Chấn thương do tập luyện thể dục thể thao.
- Các bệnh lý tự phát bên trong cơ thể, nhất là các bệnh liên quan đến xương khớp.
Trong nhóm nguyên nhân khiến khớp gối bị đau nhức còn có các bệnh lý liên quan đến hệ xương khớp.

Triệu chứng đau đầu gối thường gặp
Tình trạng đau đầu gối nhưng không sưng có thể nhận thấy thông qua nhiều triệu chứng đa dạng. Một số dấu hiệu điển hình phải kể đến gồm:
- Ngứa ran vùng đầu gối, tê bì, dị cảm.
- Cảm giác các khớp bị nóng rát khó chịu.
- Cứng khớp, khó cử động hoặc phạm vi chuyển động bị hạn chế.
- Mệt mỏi và yếu sức.
- Có hoặc không có dấu hiệu bị viêm.
Điều trị bệnh đau đầu gối
Sử dụng thuốc giảm đau
Bạn có thể sử dụng các loại thuốc không kê đơn như những nhóm thuốc giảm đau kháng viêm để giảm đau và sưng. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn sức khỏe, tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc giảm đau khớp gối nhé!
Điều trị tại nhà
- Chườm nóng, chườm lạnh: Đây là phương pháp điều trị đau khớp gối tại nhà an toàn và hiệu quả dành cho tình trạng này. Nhiệt độ sẽ giúp làm dịu cơn đau tạm thời.
- Cân bằng giữa nghỉ ngơi và luyện tập thể dục thể thao: Khi bị đau đầu gối, người bệnh nên dành thời gian nghỉ ngơi nhưng đừng quên vận động nhẹ nhàng để giúp đẩy nhanh thời gian phục hồi.
- Quản lý cân nặng hợp lý: Việc duy trì cân nặng hợp lý sẽ tránh tạo áp lực lên cơ thể, khiến cơn đau trở nên trầm trọng hơn.
Vật lý trị liệu
Khi bị đau đầu gối, người bệnh có thể kết hợp tập vật lý trị liệu theo hướng dẫn của chuyên gia để giảm đau và đẩy nhanh thời gian hồi phục. Thực tế, phương pháp này đã cho thấy hiệu quả cải thiện rất tích cực.

Phòng ngừa tình trạng đau đầu gối
Đau đầu gối nhưng không sưng là tình trạng thường gặp, gây khó chịu và cản trở sinh hoạt hàng ngày. Vì vậy, việc chủ động phòng ngừa ngay từ ban đầu là thực sự cần thiết. Một số giải pháp nên thực hiện như:
- Duy trì luyện tập thể dục thể thao nhẹ nhàng ngay cả khi bị đau khớp gối, việc ngưng vận động hoàn toàn chỉ khiến tình trạng nặng thêm.
- Thực hiện các động tác kéo căng bắp chân, cơ gân kheo, cơ tứ đầu để làm giảm áp lực lên đầu gối và xương bánh chè.
- Mang giày dép phù hợp, vừa vặn với chân để tránh gây áp lực cho khớp gối.
- Không nên thay đổi cường độ tập luyện thể dục thể thao đột ngột vì rất dễ dẫn đến hiện tượng đau nhức đầu gối.
- Bổ sung các thực phẩm tốt cho xương, sụn, khớp vào thực đơn mỗi ngày: cá béo, xương ống, sườn, quả óc chó, quả mọng, nấm, đậu nành…
- Luôn luôn khởi động kỹ trước khi tập luyện thể thao.
- Duy trì cân nặng hợp lý để tránh tạo áp lực cho cơ thể, gây ra hiện tượng đau khớp gối khó chịu.
Khớp gối rất dễ bị tổn thương nếu vận động sai cách. Vì vậy, khi cơn đau tại vị trí đầu gối kéo dài hoặc gặp bất kỳ triệu chứng nào bất thường tại cơ quan này, người bệnh cần đi khám ngay để tìm ra nguyên nhân và chữa trị sớm. Hãy tự trang bị cho mình những kiến thức cơ bản để có thể bảo vệ bản thân và những người xung quanh khỏi những biến chứng nặng nề do các lý xương khớp mang lại!
Leave a reply