Đau đầu mãn tính là những cơn đau đầu tái đi tái lại nhiều lần, gây ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng cuộc sống của người bệnh. Đau đầu mãn tính chưa có phương pháp điều trị, người bệnh chỉ có thể giảm thiểu tối đa các triệu chứng của bệnh.
Đau đầu mạn tính là bệnh gì?
Đau đầu mạn tính là những cơn đau đầu tái phát đi tái lại nhiều lần và thời gian đau đầu kéo dài trên 3 tháng. Đau đầu mạn tính do nhiều yếu tố gây ra, có thể bắt đầu từ một cơn đau cấp tính và kéo dài hơn so với dự tính.
Người bị đau đầu mãn tính có thể dẫn tới những rối loạn tâm lý như lo lắng, trầm cảm và thay đổi tính cách, không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn ảnh hưởng tới các hoạt động xã hội.
Nguyên nhân gây ra đau đầu mãn tính
Nguyên nhân gây ra bệnh đau đầu mạn tính không phải nguyên phát có thể bao gồm:
- Viêm hoặc các vấn đề khác về mạch máu trong và xung quanh não, bao gồm đột quỵ.
- Nhiễm trùng như viêm màng não.
- Áp lực nội sọ quá cao hoặc quá thấp.
- U não.
- Chấn thương sọ não.
- Sử dụng quá nhiều thuốc đau đầu.
Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh đau đầu mạn tính
Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh đau đầu mạn tính, chẳng hạn như:
- Nữ giới.
- Lo lắng.
- Phiền muộn.
- Rối loạn giấc ngủ.
- Béo phì.
- Ngáy.
- Sử dụng quá nhiều caffeine, thuốc đau đầu.
- Bệnh đau mạn tính khác.

Dấu hiệu và triệu chứng của đau đầu mạn tính
Dấu hiệu đau đầu mạn tính thường kéo dài từ nửa tháng đến 1 tháng. Tùy theo thời gian mắc: hơn bốn giờ hoặc ít hơn bốn giờ, đau đầu mạn tính được phân loại ra thành:
- Đau nhức nửa đầu kinh niên: Nhức đầu – đau nửa đầu kiểu căng thẳng hoặc cả 2 yếu tố trên trong 15 ngày hoặc hơn đến 3 tháng.
- Đau nhức đầu – căng thẳng mãn tính: Đau đớn mà thấy bị thắt chặt, không theo nhịp đập, có thể cảm thấy đau cả hộp sọ.
- Đau nhức đầu mới liên tục hàng ngày: Cơn đau thành thông lệ trong vài ngày sau khi đau lần đầu.
- Đau nhức nửa đầu liên tục: Đau nửa đầu không đổi bên và diễn ra mỗi ngày, có lúc đau vừa có lúc đau nặng.
Phương pháp điều trị bệnh
Tùy từng loại đau đầu khác nhau mà bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị đau đầu mãn tính phù hợp cho bệnh nhân. Những trường hợp đau trên 2 ngày/tuần thì có thể dùng thuốc giảm như là bước đầu tiên trong việc điều trị. Khi bước sang giai đoạn điều trị dự phòng bác sĩ có thể sẽ khuyên sử dụng:
- Thuốc chống trầm cảm: Thuốc chống trầm cảm ba vòng có thể sẽ được dùng để trị đau nhức đầu mãn tính với mục đích trị rối loạn giấc ngủ, lo âu và trầm cảm.
- Thuốc Beta blockers: Đây là loại thuốc dùng điều trị bệnh huyết áp cao nhưng cũng có thể ngăn ngừa đau nửa đầu. Một số trường hợp có thể sẽ được bác sĩ chỉ định kết hợp dùng thuốc này với thuốc chống trầm cảm để đạt hiệu quả tốt hơn.
- Thuốc chống động kinh: Dùng thuốc chống động kinh cũng được xem là phương pháp điều trị đau đầu mãn tính với chứng đau nửa đầu.
- Thuốc chống viêm không chứa steroid: Đây là loại thuốc thường được dùng định kỳ cho những người bị đau nhức đầu ở mức trầm trọng.
Ngoài ra, tùy từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ có thể sẽ kê thêm một số loại thuốc khác. Đặc biệt, nếu thấy cần điều trị bổ sung hoặc hữu ích với việc giảm đau nhức đầu bác sĩ có thể sẽ thay thế thuốc cho người bệnh.

Phòng ngừa đau đầu mạn tính
Để giúp giảm đau đầu kinh niên hàng ngày, trước hết, người bệnh phải tự chăm sóc bản thân như:
- Chế độ sinh hoạt phù hợp: Có một lối sống lành mạnh, bổ sung đủ dưỡng chất trong khẩu phần ăn, hạn chế những đồ ăn thức uống có hại cho sức khỏe.
- Phản hồi sinh học: Bạn có thể kiểm soát cơn đau đầu bằng cách hiểu rõ hơn về bệnh đau đầu và sau đó thay đổi một số phản ứng nhất định của cơ thể, chẳng hạn như căng cơ, nhịp tim và nhiệt độ da.
- Massage: Phương pháp này có thể làm giảm căng thẳng, giảm đau và giúp thư giãn. Massage có thể đặc biệt hữu ích nếu bạn bị cứng cơ sau đầu, cổ và vai.
- Tránh lạm dụng thuốc: Khi người bệnh uống thuốc đau đầu, bao gồm cả thuốc không kê đơn, hơn hai lần một tuần có thể làm tăng mức độ nghiêm trọng và tần suất đau đầu.
- Ngủ đủ giấc: Theo các chuyên gia người trưởng thành trung bình cần ngủ đủ từ 7 – 8 giờ mỗi đêm. Tốt nhất là thời điểm đi ngủ và thức dậy giữa mỗi ngày là giống nhau.
- Tập thể dục thường xuyên: Hoạt động thể dục nhịp điệu thường xuyên có thể cải thiện sức khỏe thể chất, tinh thần và giảm căng thẳng như đi bộ, bơi lội hoặc đi xe đạp.
- Giảm căng thẳng: Stress là một tác nhân phổ biến của đau đầu mãn tính. Vì vậy, để giảm stress trong cuộc sống, người bệnh hãy làm việc, sinh hoạt có tổ chức.
- Giảm lượng caffeine: Trong khi một số loại thuốc đau đầu bao gồm caffeine vì nó có thể có lợi trong việc giảm đau đầu, nó cũng có thể làm nặng thêm cơn đau đầu.
Đau đầu mãn tính thường gây ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống và chưa có phương pháp điều trị. Do đó khi mắc bệnh đau đầu mãn tính cần đến gặp bác sĩ để được tư vấn và có giải pháp ngăn ngừa các cơn đau phù hợp và hiệu quả.
Leave a reply