Bệnh ung thư dạ dày và các giai đoạn
Ung thư dạ dày là tình trạng các tế bào trong dạ dày phát triển bất thường, mất kiểm soát dẫn đến hình thành các khối u. Khi tiến triển nặng, khối u ác tính có thể lan rộng ra xung quanh và di căn đến nhiều cơ quan xa khác, gây nhiều tác động xấu đến sức khỏe, thậm chí là tử vong.
Các giai đoạn ung thư dạ dày:
- Giai đoạn 0: Ung thư biểu mô, tế bào ung thư nằm ở lớp niêm mạc dạ dày.
- Giai đoạn 1: Tế bào ung thư xâm lấn vào lớp thứ 2 của dạ dày, chưa lây qua các cơ quan khác.
- Giai đoạn 2: Ung thư dưới cơ, tế bào ung thư đã xâm lấn qua lớp niêm mạc dạ dày.
- Giai đoạn 3: Tế bào ung thư lan ra hạch bạch huyết và các cơ quan ở xa.
- Giai đoạn 4: Ung thư di căn khắp cơ thể, cơ hội sống thấp.
Dấu hiệu nhận biết bệnh ung thư dạ dày
Giai đoạn đầu của bệnh ung thư dạ dày có thể không xuất hiện triệu chứng hoặc có một số biểu hiện nhưng thường không rõ ràng. Hầu hết các trường hợp mắc bệnh đều được phát hiện khi tế bào ung thư đã di căn ra các cơ quan khác hay khi khám sức khỏe tổng quát hoặc kiểm tra bệnh lý định kỳ.
Các dấu hiệu cảnh báo ung thư cần lưu ý gồm:
Đau bụng
- Các cơn đau bụng ban đầu xuất hiện từng đợt, khi chuyển sang ung thư sẽ ngày càng trầm trọng và không thuyên giảm dù đã dùng thuốc.
Bụng to trướng
- Bệnh nhân ung thư dạ dày thường có cảm giác đầy bụng bất thường sau khi ăn kèm với cảm giác khó chịu, buồn nôn và bụng to bất thường.
Thường xuyên ợ nóng
- Chứng ợ nóng khá phức tạp, có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư, chúng thường liên quan đến đau bụng hoặc đau vùng thượng vị. Những người bị ợ nóng có thể bị loét dạ dày, có nghĩa là họ có nhiều axit trong dạ dày, tiềm ẩn nguy cơ mắc ung thư dạ dày cao hơn. Ợ nóng biểu hiện qua cảm giác nóng rát, buồn nôn hoặc thậm chí đau ngực, do đó, người bệnh không dễ dàng tự chẩn đoán. Nếu chúng xuất hiện thường xuyên, bạn nên đến cơ sở y tế chuyên khoa để kiểm tra.
Sụt cân nhanh chóng
- Đây là triệu chứng dễ thấy nhất ở những đối tượng mắc ung thư tiêu hóa. Trong một thời gian ngắn người bệnh có thể sút 1/3 trọng lượng cơ thể.
Đi ngoài phân đen hoặc lẫn máu trong phân
- Dấu hiệu này thường bát gặp ở bệnh nhân bị viêm loét dạ dày đã biến chứng nặng hoặc mắc polyp dạ dày.
Chán ăn, cơ thể mệt mỏi
- Ung thư dạ dày khiến người bệnh luôn chán ăn trong một thời gian dài đi kèm với triệu chứng khó nuốt, cảm giác thức ăn thức ăn bị mắc kẹt trong cổ họng, sức khỏe giảm sút nhanh chóng.
Nôn ra máu
- Cần kiểm tra sức khỏe đường tiêu hóa ngay khi có triệu chứng nguy hiểm này.
Mắc bệnh ung thư dạ dày do nguyên nhân gì?
Nguyên nhân chính xác gây ung thư dạ dày vẫn chưa được xác định rõ, tuy nhiên, các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư dạ dày bao gồm:
- Chế độ ăn nhiều thực phẩm mặn và thực phẩm hun khói
- Chế độ ăn ít trái cây và rau quả
- Tiền sử gia đình mắc ung thư dạ dày
- Nhiễm khuẩn helicobacter pylori (H. Pylori), một loại vi khuẩn sống trên lớp niêm mạc nhầy của dạ dày và ảnh hưởng đến cấu trúc này
- Bị viêm dạ dày mạn tính, viêm dạ dày trong thời gian dài
- Thiếu máu ác tính, tình trạng giảm hồng cầu khi ruột không có khả năng hấp thụ đủ vitamin B12
- Hút thuốc
Điều trị bệnh ung thư phổi bằng cách nào?
Ung thư dạ dày có thể được điều trị bằng các phương pháp:
- Phẫu thuật: Bác sĩ sẽ tiến hành cắt bỏ 1 phần hay toàn bộ dạ dày. Đây là phương pháp điều trị chủ yếu đối với ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm.
- Hóa trị: Điều trị bằng các loại thuốc chống ung thư đặc biệt để tiêu diệt và ngăn cản sự phát triển của tế bào ung thư.
- Xạ trị: Dùng các tia phóng xạ để tiêu diệt các tế bào ung thư.
- Điều trị đích: Cũng là phương pháp trị ung thư bằng thuốc nhưng thuốc ở đây là một liệu pháp có mục tiêu cụ thể, tấn công vào các gen hay protein chuyên biệt được tìm thấy ở tế bào ung thư hoặc những tế bào có liên quan đến sự phát triển của khối u.
- Điều trị miễn dịch: Sử dụng các loại thuốc tác động vào hệ miễn dịch của người bệnh, giúp tiêu diệt tế bào ung thư.
Cách phòng ngừa ung thư dạ dày là gì?
- Duy trì cân nặng lý tưởng, giảm cân nếu béo phì.
- Tập luyện thể thao thường xuyên.
- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, an toàn vệ sinh thực phẩm, chế độ ăn giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất.
- Hạn chế ăn các thực phẩm đóng hộp, thức ăn chế biến sẵn, nhiều dầu mỡ, nhiều muối.
- Bỏ thuốc lá, hạn chế bia rượu và không sử dụng các chất kích thích.
- Nếu mắc phải các bệnh về dạ dày, cần thăm khám sớm và điều trị triệt để.
- Khám và chữa trị tốt các khối polyp, khối u lành tính trong dạ dày.