Đau nửa đầu sau là bệnh lý khá phổ biến, nhiều người gặp phải. Bệnh gây cảm giác khó chịu, ảnh hưởng đến cuộc sống thường ngày của người bệnh.
Đau nửa đầu phía sau là gì?
Đau nửa đầu phía sau là tình trạng đau nhức khu vực phía sau não bộ ngay vị trí thùy chẩm (gần vùng cổ – vai – gáy). Cơn đau thường đi kèm với tình trạng nhức, đau, tê cứng gáy, hai bên vai và có thể lan đến đỉnh đầu hay phần trên của cánh tay.
Đau nửa đầu phía sau vừa có thể là bệnh mãn tính nhưng cũng có thể chỉ là một triệu chứng nhất thời với:
- Đặc điểm: Thường là cơn đau âm ỉ, dai dẳng, mức độ đau từ nhẹ đến trung bình, ít gây nhói như đau nửa đầu trước hay đau đầu vùng thái dương.
- Dấu hiệu nhận biết: Cơn đau nửa đầu sau khiến cơ ở da đầu và cổ của bạn căng lên. Một số bệnh nhân mô tả nó giống như cảm giác có một ai đó đang siết chặt và kéo tóc bạn giật về phía sau.
- Tần suất: Cơn đau có thể xuất hiện ngẫu nhiên hoặc cũng có thể xảy ra 2-3 lần mỗi tháng. Nếu cơn đau nửa đầu sau xảy ra hơn 15 lần/tháng trong hơn 03 tháng liên tiếp thì có nghĩa là bạn đã mắc chứng đau đầu mãn tính.
Nguyên nhân khiến trẻ bị đột dụy
Đau nửa đầu phía sau có thể do nhiều nguyên nhân gây nên do:
- Thói quen sinh hoạt: Căng thẳng, stress, làm việc quá sức hoặc ngủ nghỉ không điều độ là một trong những nguyên nhân thường gặp dẫn đến đau mỏi phần nửa đầu phía sau, đau ê ẩm đầu.
- U não: Nếu triệu chứng đau nửa đầu phía sau xuất hiện ngày càng nhiều, kèm theo hiện tượng ù tai thì cần hết sức lưu ý vì đó có thể là dấu hiệu cảnh báo người bệnh có thể có khối u xuất hiện trong não. Sự có mặt và phát triển của khối u làm này đè nén, khiến chức năng tuần hoàn máu bị giảm sút dẫn đến những tình trạng đau đầu xuất hiện thường xuyên hơn.
- Thoái hóa đốt sống cổ: Một nguyên nhân khá phổ biến dẫn khác đến tình trạng nhức nửa đầu phía sau đó là do thoái hóa đốt sống cổ. Khi đó, ngoài việc đau mỏi vai, gáy, cổ thì bạn còn bị những cơn đau đầu phía sau làm ảnh hưởng. Cơn đau có thể âm ỉ hoặc dữ dội. Nếu để cơ thể quá lâu trong một tư thế, hoặc hoạt động sai tư thế, cơn đau sẽ kéo dài và mạnh hơn.
- Bệnh đau nửa đầu Migraine (hay còn gọi là đau đầu vận mạch): Bệnh xuất hiện ngày càng nhiều hơn ở Việt Nam, gây ra triệu chứng đau nhức ở một bên nửa đầu trái, phải, phía trước hoặc nhức nửa đầu phía sau. Bệnh đau nửa đầu Migraine đặc trưng với những cơn đau nhói, giật ở nửa đầu, có thể lan sang phía sau gáy hay đỉnh đầu. Cơn đau kéo dài từ 4-72h, thường kèm theo các triệu chứng như buồn nôn hoặc nôn, sợ ánh sáng, sợ tiếng ồn, cơn đau tăng lên khi vận động.
Những đối tượng dễ bị đau nửa đầu phía sau
Cơn đau ở nửa đầu phía sau không phải do bệnh lý thường xuất phát từ những hoạt động, thói quen sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Những đối tượng có nguy cơ cao mắc triệu chứng này có thể kể đến như:
- Những người lao động, mang vác nặng dẫn đến những chấn thương vùng cổ, vai, gáy.
- Nhân viên văn phòng, tài xế thường phải ngồi lâu, làm giảm sự linh hoạt của xương khớp.
- Người già mất ngủ: Giấc ngủ là thời gian não bộ và các cơ quan, xương khớp được nghỉ ngơi, nếu không được ngủ đủ, các cơ quan của hệ thần kinh sẽ hoạt động không tốt dẫn đến các xung điện được phóng ra không thể kiểm soát, chúng va chạm vào nhau gây ra hiện tượng đau nửa đầu.
- Thay đổi estrogen ở nữ giới cũng là một nguyên nhân khiến cho phụ nữ bị đau nửa đầu. Đặc biệt, phụ nữ sau sinh là đối tượng dễ bị nhất do trọng lượng cơ thể tăng gây nên áp lực cho các cơ và dây thần kinh. Ngoài ra, việc cho con bú và bế con sai tư thế cũng có thể dẫn đến hiện tượng này.

Triệu chứng đau nửa đầu sau
Người bị đau nửa đầu phía sau thường gặp các triệu chứng cụ thể như:
- Đau thành cơn hoặc đau âm ỉ trong thời gian dài.
- Cơn đau có thể xuất hiện thoáng qua như điện giật.
- Không chỉ gây mệt mỏi, hạn chế vận động, cơn đau phía sau đầu còn khiến người bệnh chóng mặt, buồn nôn, sợ âm thanh, sợ ánh sáng mạnh và rối loạn giấc ngủ.
- Những trường hợp đau nặng có thể đi kèm những triệu chứng như sốt cao, co giật, nói ngọng, suy giảm trí nhớ.
Đau nửa đầu phía sau có thể là biểu hiện bệnh lý nào?
Thiếu máu não
Thiếu máu não là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến đau đầu. Khi lượng máu không đủ cung cấp cho não hoặc máu lên não chậm sẽ khiến người bệnh có cảm giác ù tai, chóng mặt, đau đầu đặc biệt là vùng phía sau gáy.
Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ
Đây là bệnh lý gây ra những cơn đau nửa đầu phía sau và đau cổ, gáy. Hiện tượng thoát vị đĩa đệm khiến các dây thần kinh bị chèn ép gây ra hiện tượng đau, mỏi cổ. Ngoài ra, người bệnh còn có thể bị tê bì tay và chóng mặt.
Đau đầu vận mạch
Biểu hiện của bệnh lý đau đầu vận mạch là những cơn đau đầu, đau phía sau gáy kèm theo buồn nôn. Các cơn đau thường dữ dội do máu không được lưu thông khiến nồng độ các chất dẫn truyền bị rối loạn.
Thoái hóa, viêm khớp vai
Những cơn đau ở nửa đầu phía sau, đau dữ dội từ vai lan lên đến đỉnh đầu chính là những biểu hiện của bệnh thoái hóa hoặc viêm khớp vai. Khi mắc bệnh lý này, người bệnh thường gặp phải những cơn đau xuất phát từ vai, sau đó lan lên đầu, vùng cổ, gáy và đau toàn lưng trên.
Lao xương khớp
Khi vi khuẩn lao xâm nhập vào cơ thể và làm nhiễm trùng xương khớp sẽ khiến cho người bệnh bị đau ở nửa đầu phía sau gáy. Những cơn đau sẽ kéo dài và âm ỉ ở phần gáy, lưng và có thể là cả hông.
Bệnh tim
Các bệnh lý về tim mạch như tăng huyết áp, đau tim,… cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến những cơn đau nửa đầu.
Viêm màng não
Đây là một bệnh lý nguy hiểm và cũng là nguyên nhân gây ra những cơn đau nửa đầu dữ dội, đau lan xuống cổ, gáy và gây cứng gáy.
Khi nào cần thăm khám bác sĩ?
Nếu như gặp những triệu chứng đau nửa đầu sau nghiêm trọng sau trong thời gian dài thì bạn cần ngay lập tức đến gặp bác sĩ để thăm khám và điều trị.
- Đau đầu mức độ vừa và đau nặng trong thời gian dài.
- Cơn đau ngày càng tăng dần về cả cường độ và tần suất.
- Đau kèm theo các triệu chứng như: Sốt, nôn, buồn nôn, sợ sáng, sợ tiếng động, cứng gáy.
- Các triệu chứng thần kinh khu trú: Vận động kém, yếu hoặc liệt vận động, đi lại khó khăn.
- Rối loạn hành vi, ý thức.
Khi đến thăm khám bác sĩ, tùy theo bệnh cảnh, người bệnh sẽ được chỉ định đi làm các xét nghiệm nghiệm như đo huyết áp, xét nghiệm máu, MRI, CT đầu,…

Cách điều trị đau nửa đầu sau
Đau nửa đầu sau do nguyên nhân căng thẳng thường có thể được điều trị tại nhà; tuy nhiên nếu nguyên nhân đau nửa đầu sau đến từ các bệnh lý khác thì bạn cần gặp ngay bác sĩ để được thăm khám và loại trừ các nguyên nhân y tế cơ bản.
Việc điều trị chứng đau đầu phía sau cần kết hợp tổng hoà nhiều biện pháp. Người bệnh cần đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị phù hợp, song song kết hợp với các cách hỗ trợ tại nhà. Cụ thể:
- Thư giãn tối đa: Nghỉ ngơi, ngủ đúng giờ ít nhất 7 tiếng/ngày (theo khuyến cáo của Theo Trung tâm Kiểm soát & Ngăn ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) dành cho người lớn từ 18 tuổi trở lên).
- Ăn uống khoa học: Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày, ăn đủ giấc, không bỏ bữa và đầy đủ chất dinh dưỡng.
- Liệu pháp thư giãn: Tập thiền hay các bài tập thể dục nhẹ nhàng để thư giãn nhóm cơ ở đầu, cổ, vai và lưng. Yoga hoặc pilate có thể hữu ích. Bên cạnh đó, massage trị liệu hay châm cứu trị liệu vùng đầu tại vị trí đau nhức để lưu thông máu huyết cũng là một lựa chọn tốt.
- Sử dụng thuốc: Các loại thuốc giảm đau không kê đơn phổ biến như Panadol, Paracetamol, Acetaminophen, Ibuprofen hoặc Aspirin có thể làm giảm nhanh các triệu chứng đau nửa đầu sau.
- Tuân thủ chỉ định của bác sĩ: Đi khám và tái khám đúng hẹn, tuân thủ chỉ định thuốc của bác sĩ. Hỏi ý kiến bác sĩ trước khi bạn muốn sử dụng các thuốc giảm đau không kê toa để đảm bảo hiệu quả điều trị.
Bên cạnh đó, nếu bạn cho rằng ngồi sai tư thế có thể là nguyên nhân, hãy cải thiện tư thế của bạn:
- Sửa dáng lưng: Ngồi thẳng lưng trên ghế khi sử dụng máy tính, sử dụng đệm lót lưng để nâng đỡ, tránh bị võng vùng lưng dưới.
- Sửa dáng cổ: Điều chỉnh màn hình ở vị trí ngang tầm mắt. Không cúi gập cổ hay vươn cổ quá sát vào màn hình.
- Giảm căng cơ: Nghỉ giải lao thường xuyên để giúp giảm căng cơ khi đánh máy vi tính liên tục.
Một số bài tập giúp cải thiện cơn đau nửa đầu sau
Bạn cũng có thể thực hiện một số bài tập đơn giản sau để giảm thiểu những cơn đau nửa đầu khó chịu.
- Tư thế con cá: Người bệnh cần nằm thẳng, khép chặt hai chân, hai tay duỗi thẳng so với thân người. Người bệnh thực hiện động tác nâng ngực lên cao, hít sâu và ngả cổ ra phía sau. Giữ tư thế này trong 10 giây thì dừng, sau đó thực hiện lại trong vòng 10 phút.
- Bài tập kéo giãn cơ cổ: Người bệnh ngồi thẳng lưng, hai chân bắt chéo, tay trái thả lỏng, tay phải đặt lên đỉnh đầu. Sau đó, người bệnh tập kéo hết cơ về bên phải và giữ nguyên trong 10 giây. Thực hiện liên tục động tác này trong 10 phút.
Chứng đau nửa đầu sau hoàn toàn có thể được chữa khỏi khi bạn được bác sĩ thăm khám, và lên phác đồ điều trị kịp thời. Nếu để lâu, bệnh dễ tiến triển thành mãn tính, gây khó khăn cho việc điều trị dứt điểm.
Leave a reply