Tình trạng tinh hoàn bị đau nhức ở một hoặc cả hai bên ảnh hưởng đến vấn đề sinh lý của người đàn ông, làm giảm ham muốn, nhu cầu tình dục và chất lượng đời sống tình cảm của hai vợ chồng. Ngoài ra, đau tinh hoàn còn là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm, mang đến nhiều hệ lụy nếu không được chữa trị kịp thời.
Đau tinh hoàn là bệnh gì?
Đau tinh hoàn là tình trạng đau nhức xảy ra ở một phần hoặc một hoặc cả hai tinh hoàn, có thể khởi phát đột ngột hay kéo dài tùy theo từng trường hợp. Vấn đề này thường gây ảnh hưởng đến nam giới trong mọi độ tuổi.
Cụ thể, tinh hoàn là cơ quan sinh dục nhỏ hình trứng nằm bên trong một túi da mỏng (bìu). Chức năng chính là sản xuất tinh trùng và nội tiết tố androgen, trong đó chủ yếu là testosterone. Quá trình giải phóng testosterone được kiểm soát bởi hormone kích thích hoàng thể thùy trước tuyến yên. Trong khi đó, việc sản xuất tinh trùng sẽ chịu kiểm soát bởi hormone kích thích nang trứng thùy trước tuyến yên và testosterone tuyến sinh dục.
Khi tinh hoàn bị đau buốt, cơn đau có thể là cấp tính (xuất hiện đột ngột và không kéo dài) hoặc mãn tính (từ từ và kéo dài). Đa phần các trường hợp đều xuất phát từ chấn thương bất ngờ, gây đau dữ dội bởi vị trí này hội tụ nhiều dây thần kinh nhạy cảm.
Tuy nhiên, cơn đau cũng có thể bắt nguồn từ những yếu tố khác, thậm chí không hoàn toàn đến từ tinh hoàn mà là một bộ phận khác trên cơ thể như bẹn bìu, thận, niệu quản. Loại này được gọi là đau chuyển tiếp.
Nguyên nhân gây bệnh đau tinh hoàn
Sỏi thận
Khi sỏi thận bị đẩy xuống, nó có thể gây đau dữ dội cho tinh hoàn. Nhưng dù sao đau tinh hoàn do sỏi thận cũng là may mắn nhất. Nhiều người sẽ thở dài nhẹ nhõm vì tinh hoàn được an toàn.
Xoắn tinh hoàn
Xoắn tinh hoàn là tình trạng thừng tinh bị xoắn lại, làm ngừng trệ nguồn máu nuôi tinh hoàn, thời gian xoắn kéo dài làm thương tổn nhu mô tinh hoàn. Điều này dẫn đến tình trạng đau âm ỉ. Nếu chậm đến bác sĩ bạn có nguy cơ mất một bên tinh hoàn.
Viêm mào tinh hoàn
Nếu bạn cảm thấy tinh hoàn mềm và sưng viêm, có thể là do các ống mào tinh trong tinh hoàn bị nhiễm một loại vi khuẩn hoặc virus. Điều này thường xảy ra do các bệnh lây truyền qua đường tình dục hoặc nhiễm trùng tiết niệu.
Vỡ tinh hoàn
Tình trạng này là do vỡ túi bìu dẫn đến chảy máu và xuất huyết. Điều này thường xảy ra do tác động nghiêm trọng bên ngoài do chấn thương thể thao và tai nạn giao thông.
Nang mào tinh
Nang mào tinh về cơ bản là một u nang phát triển trong ống dẫn tinh trùng. Trong phần lớn các trường hợp nang này là lành tính vì nó được hình thành do sự tích lũy của tinh trùng. Nếu nang mào tinh quá lớn có thể dẫn đến căng tức và gây đau.
Ung thư tinh hoàn
Có một thực tế đáng ngạc nhiên là rất ít nam giới bị đau khi bị ung thư tinh hoàn. Thông thường, ung thư tinh hoàn được phát hiện khi bạn cảm thấy có một khối u. Nhưng nếu ung thư ở trong giai đoạn có khối u, bạn có thể cảm thấy hơi đau tức.
Tổn thương thần kinh sinh dục
Loại tổn thương thần kinh này xảy ra do áp lực kéo dài lên tinh hoàn khi bạn đi xe đạp. Tình trạng này gây đau dữ dội và thường được gọi là “Hội chứng của người đi xe đạp”.

Dấu hiệu nhận biết đau tinh hoàn
Nam giới có thể nhận biết đau vùng tinh hoàn khi thấy cơ thể xuất hiện những dấu hiệu:
- Bìu căng và sưng đỏ.
- Cơ thể mệt mỏi, chóng mặt, đau đầu, sốt nhẹ.
- Đau khi đứng lâu hoặc ngồi lâu.
- Đau khi quan hệ tình dục.
- Cơn đau vùng tinh hoàn có thể dữ dội hoặc đau âm ỉ.
Những biến chứng nguy hiểm khi đau tinh hoàn một bên
Khi bạn có hiện tượng đau tinh hoàn ở một bên tức là cơ thể đã báo hiệu cho bạn nguy cơ tiềm ẩn của những bệnh lý nghiêm trọng, nếu như không được phát hiện và có phác đồ điều trị kịp thời sẽ có các biến chứng như:
- Nếu đau tinh hoàn bởi nguyên nhân xoắn tinh hoàn thì sẽ tiềm ẩn khả năng hoại tử cao. Xoắn tinh hoàn nếu không được chữa trị kịp thời sẽ khiến cơn đau nhức dữ dội hơn và nặng nhất là dẫn đến hoại tử.
- Gây ảnh hưởng chức năng tiết hormone và sản sinh tinh trùng. Nam giới bị bệnh sẽ giảm rõ rệt chất lượng và số lượng tinh trùng có trong cơ thể đồng thời cũng giảm khả năng ham muốn tình dục. Nếu kéo dài và không được chữa trị có thể dẫn đến vô sinh, hiếm muộn.
- Gây ảnh hưởng tâm lý, gây ra tình trạng lo lắng, bất an và tự ti với đối phương. Hơn nữa, các vấn đề gây đau tinh hoàn còn cản trở quá trình xuất tinh, làm xuất tinh sớm hoặc rối loạn cương dương,…
- Nếu nguyên nhân bởi viêm, xoắn tinh hoàn sẽ tác động đến quá trình lưu thông máu và gây ra hiện tượng teo tinh hoàn, máu ú đọng trong các tĩnh mạch sẽ không thể di chuyến được để nuôi tinh hoàn.
Vậy nên, đau tinh hoàn một bên là dấu hiệu bạn hoàn toàn không được chủ quan. Nếu như có bất cứ dấu hiệu bất thường nào, hay đến ngay bệnh viện để được hỗ trợ nhanh nhất.
Khi nào đến bác sĩ
Tuy nhiên, khi đau tinh hoàn kết hợp với một trong những yếu tố sau đây, bạn hãy xem xét đến các cơ sở uy tín để thăm khám nhanh nhất có thể nhé:
- Sốt.
- Phát hiện khối u bất thường xuất hiện trên bìu.
- Da bìu nóng rát, sưng đỏ và bị mềm nhũn.
- Đã từng tiếp xúc qua bệnh nhân quai bị ở những ngày trước đó.
- Cơn đau diễn ra bất thình lình và ngày càng nghiêm trọng hơn.
- Cảm giác đau ở vùng tinh hoàn cùng với buồn nôn.
- Bộ phận sinh dục hoặc phần bìu vừa xảy ra va chạm, chấn thương và bị sưng đỏ, đau rát không bớt trong 1 giờ đồng hồ.
Chẩn đoán đau tinh hoàn
Đối với nam giới bị đau tinh hoàn, ban đầu, bác sĩ sẽ yêu cầu thực hiện động tác đứng lên, nằm xuống để kiểm tra. Sau đó, người bệnh cần trả lời một số câu hỏi về thời điểm cơn đau bắt đầu, thời gian kéo dài, mức độ đau, vị trí đau, tiền sử tình dục, phẫu thuật… để hỗ trợ đưa ra kết luận chính xác nhất. Ngoài ra, nam giới cũng cần báo với bác sĩ về bất kỳ hoạt động nào khiến cơn đau trở nên trầm trọng hơn như đi vệ sinh, tập thể dục, ngồi hay quan hệ tình dục.
Tiếp theo, người bệnh có thể sẽ được thực hiện một số phương pháp chẩn đoán sau:
- Xét nghiệm máu hoặc nước tiểu: Xét nghiệm này giúp loại trừ nguyên nhân tinh hoàn bị đau do nhiễm trùng.
- Siêu âm, chụp cộng hưởng từ: Nếu bác sĩ phát hiện có khối u trong tinh hoàn.

Biện pháp ngăn ngừa tình trạng tinh hoàn bị đau
Không phải tất cả các trường hợp đau tinh hoàn đều có thể ngăn ngừa được. Tuy nhiên, việc thay đổi lối sống lành mạnh có thể ngăn chặn được một số nguyên nhân cơ bản gây tổn thương.
Cụ thể như sau:
- Luôn mặc đồ bảo hộ thể thao để tránh gây chấn thương tinh hoàn.
- Quan hệ tình dục an toàn, đặc biệt là cần sử dụng bao cao su trong khi giao hợp.
- Kiểm tra tinh hoàn mỗi tháng một lần để phát hiện sớm những thay đổi bất thường hoặc sự xuất hiện của khối u.
- Luôn làm rỗng bàng quang hoàn toàn khi đi tiểu để ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu.
- Liên hệ bác sĩ để được thăm khám kịp thời ngay khi xuất hiện triệu chứng đau nhức ở tinh hoàn.
- Xây dựng thực đơn hàng ngày với những loại thực phẩm tốt cho sức khỏe tinh hoàn, bao gồm: ớt chuông, cà rốt, khoai lang, cá mòi, tôm, tỏi, hành tây…
Leave a reply