Đau xương cụt khi mang thai là là tình trạng thường gặp ở các mẹ bầu. Tình trạng đau nhức khi mang thai không chỉ khiến mẹ mệt mỏi mà còn cảm thấy lo lắng không yên.
Đau vùng mông gần xương cụt là bệnh gì?
Xương cụt (tailbone hay coccyx) nằm ở cuối cùng xương sống, là phần xương được cấu tạo bởi 5 đốt sống tạo thành hình tam giác nối với xương hông.
Vai trò của xương cụt là cân bằng cơ thể khi ngồi, đứng, di chuyển,… Ngoài ra, phần xương này cũng giúp cố định các cơ quan như gân, dây chằng, cơ và giúp khớp hoạt động linh hoạt hơn.
Nguyên nhân gây đau xương cụt khi mang thai
- Do sự thay đổi đột biến của relaxin và estrogen hormon tới các dây chằng gần xương cụt gây ra các cơn đau.
- Do sự tăng trọng nhanh của cơ thể dồn nên phần trọng tâm phía sau khiến cho tư thế cột sống của mẹ bầu bị ảnh hưởng.
- Do thay đổi tư thế không đúng cách hoặc do lao động nặng cũng khiến các cơn đau xương cụt nghiêm trọng hơn.
- Tam cá nguyệt cuối cùng, có thể do đầu em bé chèn vào xương cụt của mẹ gây cảm giác đau mỏi khiến mẹ bầu khó chịu.
- Các nguyên nhân khác gây đau xương cụt khi mang thai có thể là: táo bón, chấn thương vùng dưới lưng do ngã hoặc tai nạn, thoát vị đĩa đệm phần dưới của lưng, rối loạn chức năng xương mu hoặc ung thư vùng chậu.

Các yếu tố khiến xương cụt trở nên trầm trọng hơn
Có một số yếu tố khác cũng làm tăng mức độ nghiêm trọng của cơn đau vùng xương cụt khi mang thai bao gồm:
- Hội chứng Hypermobility (tăng động khớp) là tình trạng các khớp dễ dàng di chuyển ra ngoài phạm vi bình thường của nó.
- Ngồi hoặc đứng lâu ở cùng một tư thế trong thời gian dài gây tăng áp lực lên xương cụt.
- Đã từng trải qua cơn đau xương cụt trước đây hoặc đã từng gặp chấn thương ở vị trí này.
- Bất kỳ loại nhiễm trùng nào cũng có thể gây áp lực nhiều hơn lên vùng xương cụt, dẫn đễn cơn đau diễn ra nặng nề hơn.
- Có chỉ số khối cơ thể (BMI) cao, thừa cân hoặc béo phì trước khi mang thai.
Triệu chứng đau xương cụt khi mang thai
Xương cụt là phần cuối cùng của cột sống, nằm ở giữa 2 mông và vì vậy, nhóm các xương này còn được gọi là xương cùng. Khi bị đau xương cụt, mẹ bầu sẽ có những biểu hiện từ nhẹ tới nặng như:
- Những cơn đau có thể từ âm ỉ tới đau dữ dội ở đốt xương cụt.
- Đau phần trên hông.
- Đau phần xương mu.
- Đau ở khớp háng.
- Đau chân.
Mẹ bầu nên làm gì khi bị đau xương cụt khi mang thai
Để khắc phục và giảm bớt tình trạng đau xương cụt ở mẹ bầu thì không khó. Tuy nhiên, để có thể thành công thì mẹ cần phải thay đổi thói quen sống hàng ngày và tuân thủ một số nguyên tắc sau:
- Không nên đứng hoặc ngồi trong thời gian dài: Nếu do tính chất công việc, mẹ bầu có thể thay đổi vị trí đều đặn sẽ tạo cảm giác tốt hơn. Đôi khi bạn nên đi quanh chỗ ngồi của mình vài phút, lặp lại nhiều lần trong ngày giúp lưu thông máu và làm các đốt xương linh hoạt hơn.
- Tránh hoạt động mạnh: Khi bị đau xương cụt thì mẹ cần tránh hoạt động mạnh nhé! Việc các mẹ đi bô nhanh, đạp xe, thậm chí là ngồi, đứng khá lâu cũng sẽ khiến cho tình trạng này thêm tồi tệ đấy!
- Chú ý đến tư thế khi ngủ: Việc này cũng sẽ giúp cho mẹ cảm thấy phần nào thoải mái hơn rất nhiều và cơn đau cũng sẽ giảm dần, giúp mẹ có thể đi vào giấc ngủ dễ dàng hơn. Nên nghiêng bên trái với một cái gối kẹp giữa 2 đùi để trọng lượng cơ thể được chia đều với một cái gối kẹp giữa 2 đùi để trọng lượng cơ thể được chia đều.
- Luôn ngồi thẳng: Khi mẹ ngồi thẳng thì sẽ giúp trọng tâm cơ thể được cố định để giảm áp lực nặng nề lên phần xương cụt. Nếu được, mẹ cũng nên ngồi trên một quả bóng chuyên dùng để tập thể dục hàng ngày.
- Không mang vật nặng: Tuyệt đối không được mang vật nặng vì nó sẽ gây chèn ép đến các dây thần kinh khiến cho tình trạng đau ngày càng tồi tệ hơn rất nhiều.

Cách chăm sóc cho bà bầu bị đau xương cụt
Dưới đây là một số lưu ý để chăm sóc mẹ bầu bị đau xương cụt hiệu quả nhất:
- Các bài tập đơn giản giúp giảm đau như bài tập Standing Pelvic Tilt, bài tập Torso Twist hoặc bơi lội.
- Tránh vận động mạnh hoặc đứng, ngồi ở một vị trí quá lâu.
- Sử dụng đai bụng bầu giúp hỗ trợ vùng bụng để giúp giảm áp lực lên phần xương cụt.
- Dùng các loại túi chườm ấm để làm dịu cơn đau, nhiệt sẽ tác động giúp nới lỏng các mô. Ngoài ra, mẹ bầu có thể ngâm bồn nước ấm.
- Lời khuyên là bạn nên ngủ nghiêng sang trái với một chiếc gối hình chữ U kẹp giữa đùi.
- Tránh uốn người vì điều này sẽ đẩy em bé về phía xương sống làm cho cơn đau nặng hơn.
- Tuyệt đối không mang giày cao gót, bởi lẽ lực trọng tâm cơ thể sẽ dồn lên chân kéo theo đó là những cơn đau.
- Đôi khi bạn nên đến spa để massage vùng xương cụt.
- Bổ sung thêm canxi và các khoáng chất cần thiết để hệ xương luôn chắc khỏe.
Đau xương cụt có thể là tình trạng thoáng qua, có thể tự khỏi nhưng cũng có nguy cơ xuất hiện dai dẳng, khiến người bệnh thường xuyên bị cơn đau hành hạ. Vì thế để tránh tình trạng ngày càng trầm trọng hơn, người bệnh nên đến các cơ sở y tế càng sớm càng tốt khi cảm thấy đau vùng mông gần xương cụt. Các mẹ cần quan tâm và chú ý quan sát sinh hoạt của mình nhiều hơn để có thể khắc phục và tránh làm cho bệnh ngày càng tệ hơn.