Dây rốn quấn cổ, xảy ra khi thai nhi bị dây rốn quấn quanh cổ. Hiện tượng này có thể xảy ra ở bất kỳ thời điểm nào của thai kỳ hay trong thời gian đau bụng chuyển dạ hoặc trong quá trình sinh.
Dây rốn quấn cổ là gì?
Tràng hoa quấn cổ hay dây rốn quấn cổ là hiện tượng dây rốn cuốn quanh cổ thai nhi thành nhiều vòng. Đây là thuật ngữ chuyên ngành mà các bác sĩ dùng để gọi hiện tượng này. Dây rốn là con đường chuyền chất dinh dưỡng và dưỡng khí từ mẹ sang thai nhi. Vì vậy, việc chú ý đến vấn đề dây rốn quấn cổ là rất cần thiết.
Nguyên nhân khiến em bé bị dây rốn quấn cổ
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bé bị dây rốn quấn cổ 1 vòng. Thế nhưng phần lớn là do dây rốn dài hơn thai nhi hoặc thai nhi nhỏ. Dẫn đến mỗi khi bé di chuyển quá mức trong túi ối rất dễ bị rối và quấn dây rốn.
Ngoài ra các nguyên nhân khác có thể kể đến như:
- Dây rốn không đủ mềm: Dây rốn vốn được bao phủ bởi một lớp sáp mềm, dẻo và trơn được gọi là thạch Wharton. Lớp sáp này giúp dây rốn không bị thắt nút và quấn cổ hay tay chân bé mỗi khi cử động hay luồn lách nhào lộn trong bụng mẹ. Nếu dây rốn không đủ mềm và lớp sáp không đủ trơn rất dễ gia tăng nguy cơ bị rốn bị thắt nút hoặc quấn quanh cơ thể bé.
- Mẹ vận động mạnh: Thai nhi thường có xu hướng quay đầu nếu mẹ vận động và làm việc quá sức. Điều này dễ dẫn đến việc dây rốn sẽ quấn quanh bé và thắt chặt lại khi bé trở đầu.
- Có quá nhiều nước ối: Theo các bác sĩ việc mẹ bầu bị dư ối hoặc đa ối cũng rất dễ tăng khả năng thai nhi bị dây rốn quấn cổ, nhất là vào những tháng cuối thai kỳ.

Dấu hiệu nhận biết tràng hoa quấn cổ
Tràng hoa quấn cổ được phát hiện chủ yếu khi đi siêu âm thai vì gần như dây rốn không có dấu hiệu gì biểu hiện ra bên ngoài. Đôi khi có thể thông qua hiện tượng thai máy ít đi hoặc thai máy nhiều hơn so với bình thường, mà người mẹ có thể cảm nhận được và đi khám.
Tràng hoa quấn cổ thường gặp vào tháng thứ 4 của thai kỳ.
Biến chứng do tràng hoa quấn cổ
Thực tế thai nhi bị tràng hoa quấn cổ rất hiếm có biến chứng nguy hiểm. Nếu bà bầu quá lo lắng cho thai nhi trong hiện tượng này hãy trao đổi với bác sĩ sản khoa để nhận được những lời tư vấn hữu ích. Thông thường, tràng hoa quấn cổ có thể dẫn đến các sự cố sau:
- Với thai nhi: Khi thai nhi bị tràng hoa quấn cổ, quá trình vận chuyển máu và dinh dưỡng nuôi thai nhi sẽ bị cản trở. Nên bé sơ sinh có nguy cơ nhẹ cân, thiếu máu, thậm chí là tử vong trong bụng mẹ.
- Nguy cơ khi vượt cạn: Khi người mẹ chuyển dạ, tràng hoa quấn có thể khiến thai nhi bị treo trên cao, khó lọt qua cổ tử cung để ra ngoài.
- Trong trường hợp dây rốn quấn chặt dẫn đến việc bé bị thiếu oxy. Các bác sĩ sẽ tiến hành đẻ mổ để đảm bảo an toàn hơn.
- Sau khi sinh nếu mẹ phát hiện bé có dấu hiệu co giật, run tay chân. Hãy đưa bé đi khám ngay để có những biện pháp chữa trị kịp thời.

Cách dân gian xử trí dây rốn quấn cổ thai nhi
Trong dân gian thường lưu truyền mẹ vặt “mẹ bò quanh giường ngược chiều kim đồng hồ, thai quấn bao nhiêu vòng thì bò bấy nhiêu lượt”. Nhiều mẹ đã áp dụng và thực hiện thành công. Tuy nhiên cần lưu ý những điểm sau:
- Không bò quá nhiều vòng gây chóng mặt ảnh hưởng đến thai nhi.
- Không nên bò ngay sau khi ăn.
- Nếu thai máy bất thường lập tức đến bệnh viên vì có thể bé bị quấn cổ quá chặt.
Như vậy, cách chữa tràng hoa quấn cổ thai nhi đơn giản theo dân gian chỉ là mẹ bò quanh giường. Tuy không hiệu quả 100% nhưng ngại gì không thử vì khoa học hiện đại cũng chưa tìm ra phương pháp nào hữu dụng hơn.
Cách hạn chế dây rốn quấn cổ
Dây rốn quấn cổ là hiện tượng thường gặp nhưng các ông bố bà mẹ vẫn rất lo lắng. Những biện pháp dưới đây sẽ giúp bạn hạn chế tình trạng rốn quấn quanh cổ.
Tránh xoa bụng mạnh và thường xuyên
Các mẹ thường có hành động xoa bụng để giao tiếp với con. Tuy nhiên đây cũng là hành động khiến bé phản ứng lại và chuyển động nhiều hơn khiến dây rốn dễ bị quấn vào người, tay, chân, cổ.
Tránh hoạt động mạnh
Hoạt động mạnh khiến các mẹ cảm thấy mệt mỏi và căng thẳng khi đó cũng có thể gây ra hiện tượng dây rốn quấn cổ.
Hạn chế đi ngủ muộn
Thai phụ thường gặp những triệu chứng như khó ngủ, ngủ muộn,… trong suốt thai kì. Điều này không chỉ dẫn đến việc stress cho mẹ và còn làm gián đoạn đi đồng hồ sinh học của bé khiến bé hoạt động nhiều hơn. Vì vậy, các bà mẹ phải chú ý đến giấc ngủ của mình để bảo đảm sức khỏe cho cả bé và bản thân.
Không ngủ sai tư thế
Bác sĩ khuyến cáo các bà mẹ nên nằm nghiêng một bên sang bên trái để giúp máu lưu thông tốt hơn cũng cấp đủ dưỡng chất và oxy cho thai nhi.
Bất kỳ tình trạng nào xảy ra trong chu kỳ mang thai cũng đều sẽ khiến các mẹ căng thẳng. Việc đưa một đứa từ khi thai nghén đến chào đời là một quá trình dài và vất vả nhưng cũng rất hạnh phúc. Nếu có bất kỳ hiện tượng bất thường nào mà mẹ cảm nhận được, mẹ hay nhận sự hỗ trợ của các bác sĩ để quá trình mang thai diễn ra vui vẻ và em bé phát triển khoẻ mạnh nhé.