Mạt bụi là một loài bọ cực nhỏ thuộc họ nhện. Chúng sống trong bụi nhà và có thể tồn tại ở khắp mọi nơi. Tuy nhiên, loài động vật này phát triển mạnh nhất trong môi trường nóng ẩm. Việc tiếp xúc lâu dài với mạt bụi không chỉ gây dị ứng mà còn có thể dẫn đến viêm xoang và hen suyễn.
Dị ứng bụi bẩn là gì?
Dị ứng bụi bẩn là một phản ứng của hệ thống miễn dịch với một chất bất kỳ khi tiếp xúc và gây hại cho cơ thể. Đây là một tình trạng thường hay gặp trong môi trường bị ô nhiễm, thậm chí cả trong sinh hoạt thường ngày, bởi vì bụi bẩn luôn tồn tại ở mọi nơi và tiềm ẩn nhiều nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn. Chúng có thể gây nên các tình trạng bệnh liên quan đến hệ hô hấp, dị ứng da,….
Nguyên nhân gây dị ứng bụi bẩn
Các yếu tố sau đây sẽ làm tăng nguy cơ dị ứng mạt bụi của bạn, bao gồm:
- Có tiền sử gia đình: Bạn có nguy cơ nhạy cảm với mạt bụi hơn nếu nhiều thành viên trong gia đình bạn bị dị ứng.
- Tiếp xúc với mạt bụi: Tiếp xúc với số lượng lớn mạt bụi, đặc biệt trong giai đoạn đầu đời làm tăng nguy cơ dị ứng mạt bụi.

Các loại bụi dễ bị dị ứng
Dị ứng bụi vải
Dị ứng bụi vải xảy ra khi tiếp xúc nhiều với vải vóc may mặc. Dấu hiệu dị ứng bụi vải là hắt hơi, khó thở, khô cổ họng, chảy nước mắt, nước mũi thường xuyên. Ngoài ra, da mặt bị dị ứng bụi vải còn bị nổi mẩn ngứa, phát ban rất khó chịu.
Dị ứng bụi gỗ
Bụi gỗ phát sinh từ quá trình sản xuất và chế biến gỗ. Khi tiếp xúc ngoài hoặc hít phải bụi gỗ có thể xuất hiện một số triệu chứng trên da như ngứa ngáy, viêm da và phản ứng ở hô hấp như viêm mũi dị ứng, hen suyễn, viêm phổi,..
Dị ứng bụi nhà
Môi trường sống tại nhà thường xuất hiện các loại bụi như lông động vật, nấm mốc, mạt bụi,… và gây dị ứng như hắt hơi, ho và ngứa da.
Dị ứng bụi cỏ
Bụi cỏ có thể chứa bụi từ phấn hoa, cỏ dại phát triển thấp. Các loại hạt này khá nhẹ và dễ phát tán trong không khí.
Triệu chứng nhận biết dị ứng bụi bẩn
Các dấu hiệu của dị ứng bụi bẩn có thể diễn biến từ nhẹ đến nặng, bao gồm:
- Chảy nước mũi hoặc ngứa mũi.
- Chảy dịch mũi sau.
- Ngứa da.
- Nghẹt mũi.
- Áp lực lên xoang mũi (có thể gây đau mặt).
- Ngứa, chảy nước mắt hoặc đỏ mắt.
- Đau họng.
- Ho.
- Sưng và có quầng thâm ở mắt.
- Khó ngủ.
Bạn có thể gặp phải các triệu chứng khác nếu bạn bị dị ứng bụi bẩn khi đang mắc hen suyễn. Các triệu chứng này bao gồm:
- Đau ngực.
- Khó thở.
- Khò khè, ho hoặc hụt hơi.
- Nói khó.
- Cơn hen nặng.
Biến chứng
Nếu bạn đã bị dị ứng mạt bụi, việc tiếp xúc với sinh vật này có thể gây các biến chứng như:
- Viêm xoang: Các mô đường mũi bị viêm mãn tính do dị ứng mạt bụi có thể gây nghẽn xoang, tăng nguy cơ viêm nhiễm xoang (Viêm xoang).
- Hen suyễn: Người bệnh hen suyễn và dị ứng mạt bụi thường khó kiểm soát được các triệu chứng của hen, tăng nguy cơ bị cơn hen cấp vốn cần hỗ trợ y tế ngay hay điều trị cấp cứu.
Cách điều trị bệnh
Dị ứng tác động tới hô hấp
- Thuốc kháng histamine.
- Corticosteroid dạng xịt mũi.
- Thuốc chống nghẹt mũi.
Dị ứng bụi bẩn làm da nổi mụn
- Cấp ẩm cho da.
- Thanh lọc làn da.
- Làm sạch sâu.
Dị ứng bụi bẩn làm da nổi mề đay
- Chườm đá lạnh: Bạn có thể dùng một miếng vải bọc viên đá rồi chườm lên vùng da dị ứng trong vòng 15 phút, điều này sẽ giúp làm mát da và giảm bớt ngứa hiệu quả.
- Dùng nha đam: Bạn chỉ cần sử dụng nha đam đắp hoặc bôi lên vùng dị ứng nổi mề đay khoảng 10 phút, sẽ giúp các nốt sần giảm đi đáng kể.
- Lá hẹ: Cũng tương tự như nha đam, bạn chỉ cần dùng lá hẹ rửa sạch sau đó đắp lên vùng da bị dị ứng. Lá hẹ sẽ giúp bạn chống viêm, giải độc và kháng khuẩn rất tốt.
Nếu tình trạng dị ứng nghiêm trọng và không thuyên giảm, bạn nên đến ngay các cơ sở y tế để được điều trị kịp thời, nhất là khi dị ứng bụi bẩn tác động quá lớn đến hệ hô hấp nhé.

Cách phòng ngừa
Để phòng ngừa tình trạng dị ứng bụi bẩn, bạn có thể tham khảo một số lời khuyên sau đây:
- Sắp xếp đồ đạc ngăn nắp, tránh để bừa bãi vì có thể gây tích tụ bụi.
- Luôn giữ cho cơ thể sạch sẽ.
- Phòng ngủ và phòng khách cần thông thoáng, đảm bảo có ánh sáng mặt trời chiếu vào.
- Bọc nệm, gối bằng drap và áo gối bằng chất liệu chống bám bụi.
- Không sử dụng các loại gấu bông, thú nhồi bông.
- Có thể sử dụng thêm các máy lọc không khí gắn trong nhà.
- Đi ra ngoài nên đeo khẩu trang và kính hạn chế tiếp xúc bụi bẩn.
- Tránh sử dụng chăn, ga, gối dễ bám bụi và khó vệ sinh thường xuyên.
- Sử dụng giẻ lau ẩm thay vì vật liệu khô để làm sạch bụi. Điều này ngăn bụi bay vào không khí và bám lại trên các bề mặt vật khác.
- Hút bụi thường xuyên. Nếu tình trạng dị ứng của bạn nghiêm trọng, hãy tránh xa khu vực đang được hút bụi và đợi khoảng hai tiếng trước khi quay trở lại trong phòng.
- Giặt khăn trải giường, chăn, vỏ gối và trong nước nóng hàng tuần để diệt ve bụi và loại bỏ các chất gây dị ứng.
- Máy hút ẩm hoặc điều hòa không khí có thể giúp giữ độ ẩm thấp, và bạn có thể sử dụng máy đo độ ẩm để có thể đo mức độ ẩm trong nhà của bạn.
Dị ứng bụi bẩn có thể diễn tiến đến những triệu chứng khó kiểm soát nếu không được điều trị kịp thời. Vì vậy, nếu bị dị ứng bụi bẩn, bạn cần phải nhanh chóng tìm ra cách ứng phó để hạn chế nguy cơ vùng dị ứng lan rộng hơn. Nếu không có dấu hiệu thuyên giảm cần đến cơ sở y tế thăm khám để có cách chữa trị phù hợp nhất. Chủ động giữ gìn vệ sinh không gian sống và môi trường ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh.