Côn trùng đốt là vấn đề rất thường gặp trong cuộc sống hàng ngày. Tùy theo loại côn trùng và cơ địa người bị đốt mà cơ thể có những phản ứng đa dạng khác nhau. Thông thường, trên những người có cơ địa không bị dị ứng, một vết côn trùng cắn chỉ gây phản ứng tại chỗ.
Dị ứng côn trùng đốt là tình trạng gì?
Hầu hết các vết côn trùng cắn là vô hại, mặc dù đôi khi chúng gây ra cảm giác khó chịu. Vết chích của ong bầu, ong vò vẽ, ong bắp cày và vết đốt của kiến lửa thường gây đau. Muỗi và bọ chét đốt thường gây ngứa. Côn trùng cũng có thể lây lan bệnh.
Vết đốt và chích của côn trùng có thể gây ra phản ứng da ngay lập tức. Các vết đốt từ kiến lửa và ong bầu, ong bắp cày thường gây đau đớn nhất. Vết đốt do muỗi, bọ chét, ve gây ngứa hơn là đau đớn.
Nguyên nhân gây dị ứng côn trùng đốt
Vết chích hay cắn từ các loài sâu bọ họ cánh màng hoặc côn trùng, có thể gây phản ứng nghiêm trọng ở những người bị dị ứng mặc dù không bị thương tích nặng. Trong thực tế, tình trạng tử vong do bị ong chích thường phổ biến hơn 3-4 lần so với tử vong do rắn cắn.
Các vết chích có thể do các loại côn trùng sau gây ra:
- Ong vò vẽ.
- Ong mật.
- Ong bắp cày.
- Kiến lửa.
Những loài côn trùng đốt và hút máu bao gồm:
- Rệp.
- Bọ chét.
- Ruồi.
- Chí.
- Muỗi.
- Nhện.
- Bọ ve.
Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc tình trạng vết đốt côn trùng
Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải tình trạng vết đốt côn trùng, chẳng hạn như:
- Quần áo màu sẫm tối.
- Ăn uống bên ngoài.
- Tiếp xúc với ổ hoặc tổ côn trùng.
- Nước hoa.
- Quần áo rộng.
- Vui chơi giải trí ngoài trời.
- Làm việc bên ngoài trời.

Triệu chứng khi bị dị ứng côn trùng đốt
Một số phản ứng nhẹ có thể thấy ngay tại chỗ bị côn trùng đốt như:
- Một vết nhỏ giống như mụn.
- Sưng nhẹ đến vừa phải.
- Đau rát.
- Nóng tại chỗ đốt.
- Ngứa.
Các phản ứng nặng hơn (ít gặp) thể hiện việc dị ứng với nọc côn trùng là:
- Khó thở.
- Phát ban.
- Ngứa ngáy lan rộng đến các khu vực xa vết đốt.
- Sưng phù mặt, cổ họng hoặc phần miệng hoặc lưỡi.
- Thở khò khè, nuốt khó.
- Nôn mửa.
- Bồn chồn lo lắng.
- Mạch nhanh.
- Chóng mặt, tụt huyết áp.
- Sốt nhẹ.
- Sốc phản vệ.
Cách khắc phục
Các phương pháp được đề xuất khi bị dị ứng côn trùng đốt, bao gồm:
- Epinephrine đường ngoại biên và thuốc kháng histamine cho các phản ứng dị ứng toàn thân.
- Loại bỏ bất kỳ ngòi đốt nào của ong mật.
- Thuốc giảm đau và thuốc kháng histamine cho phản ứng cục bộ.
- Ngòi đốt, nếu có, nên được loại bỏ càng nhanh càng tốt.
- Cách điều trị vết côn trùng cắn quan trọng nhất là rửa sạch vết thương.
- Nếu côn trùng để lại vết tích gì cho vết thương, hãy loại bỏ cẩn thận bằng móng tay hoặc nhíp. Sau đó rửa sạch vết cắn bằng xà phòng và nước hoặc lau bằng cồn.
- Vết sưng có thể giảm ngay sau khi đắp lên một miếng gạc lạnh như đá để trong khăn.
- Vết sưng do côn trùng cắn có thể mất hơn một tuần để xẹp và vẫn ngứa ngáy trong vài ngày.
- Tình trạng ngứa ngáy và sưng có thể giảm nếu sử dụng kem chống hixtamin thoa lên vết cắn hoặc vết chích. Thuốc uống chống hixtamin cũng có thể giúp ích đặc biệt khi bị nhiều vết cắn.
- Không cố gãi ở chỗ vết cắn vì có thể sẽ làm ngứa thêm và có thể khiến chỗ vết cắn bị nhiễm khuẩn.

Cách phòng ngừa dị ứng côn trùng đốt
Để tránh bị côn trùng cắn khi ở ngoài trời:
- Tránh mặc quần áo sáng màu và có mùi hương mạnh như nước hoa, chất khử mùi vì những mùi này thường hấp dẫn côn trùng.
- Mặc áo dài tay, quần dài, đi giầy và đội mũ sẽ giảm nguy cơ bị chúng tấn công da.
- Xịt thuốc chống côn trùng lên da.
- Sử dụng các sản phẩm ngừa côn trùng hoặc nến khi ngồi.
- Tránh để nước ngọt và thực phẩm mà không đậy kín.
- Tránh những khu vực có nước đọng hoặc ao tù.
- Tránh đi xuyên qua các khu vực cỏ mọc cao hoặc bụi rậm.
- Hạn chế tiếp xúc với môi trường có nhiều côn trùng, tổ côn trùng như gác xép, gò đất, khúc gỗ, tường cũ, tổ ong, bụi cây.
- Phát quang bụi rậm quanh nhà tránh để côn trùng sản sinh, tụ tập làm tổ.
- Quan sát kiểm tra kĩ đồ vật trước khi sử dụng.
- Chuẩn bị trang phục kín, giày, vớ khi đến khu vực nông thôn hay rừng cây hoặc khi phải lao động tại môi trường có nhiều côn trùng.
- Mắc cửa lưới cho cửa sổ và cửa ra vào để ngăn côn trùng.
Dị ứng côn trùng đốt có thể từ nhẹ đến nặng gây ra phản ứng nghiêm trọng hoặc thậm chí tử vong. Vậy nên bạn không được chủ quan trước những biểu hiện nhẹ của côn trùng đốt. Do đó, cần sớm nhận biết các biểu hiện của dị ứng sau khi bị côn trùng đốt để xử trí kịp thời. Thận trọng hơn trong các sinh hoạt hàng ngày để ngăn ngừa nguy cơ bị côn trùng đốt.