Dị ứng với động vật có vỏ là một phản ứng bất thường của hệ thống miễn dịch đối với protein ở một số loài động vật sống ở biển. Hải sản trong danh mục động vật có vỏ bao gồm động vật giáp xác và nhuyễn thể như tôm, cua, tôm hùm, mực, hàu, sò điệp và những loài khác.
Dị ứng động vật có vỏ là bệnh gì?
Dị ứng động vật có vỏ, hải sản có vỏ là phản ứng bất thường của hệ miễn dịch trong cơ thể đối với protein có trong một số loài hải sản nhất định. Các loại hải sản có vỏ đóng vai trò là tác nhân gây dị ứng có thể kể đến, bao gồm dị ứng tôm, cua, hàu, tôm hùm, mực, bạch tuộc và sò điệp.
Các nhóm hải sản chính có thể kích hoạt phản ứng dị ứng là:
- Động vật có xương sống như cá hồi, cá tuyết, cá thu, cá mòi, cá trích, cá cơm, cá ngừ, cá chình, cá đuối,…
- Động vật không xương sống bao gồm nhóm động vật giáp xác như tôm hùm, cua, tôm càng, tôm càng xanh; và động vật thân mềm bao gồm hàu, trai, bạch tuộc, bào ngư, sên biển.
Nguyên nhân gây dị ứng động vật có vỏ
Tất cả các loại dị ứng thức ăn nói chung và dị ứng hải sản có vỏ nói riêng đều gây ra bởi hệ thống miễn dịch phản ứng thái quá với tác nhân gây dị ứng. Cụ thể trong lần đầu tiên tiếp xúc, hệ miễn dịch đã nhận diện một loại protein của hải sản có vỏ là “có hại”, dẫn đến việc hệ miễn dịch phát tín hiệu, làm sản sinh ra các kháng thể chống lại protein đó.
Ngoài ra, bạn có thể bị dị ứng hải sản vì:
- Ký sinh trùng Anisakis: ký sinh trùng chết trong cá sau khi nấu chín là nguyên nhân kích hoạt phản ứng dị ứng.
- Phản ứng dị ứng với chất bảo quản để chống biến đổi màu ở những loài động vật giáp xác.
- Hải sản bị nhiễm độc tố từ tảo cũng gây nên phản ứng dị ứng.
Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh
- Tiền sự gia đình có người mắc bệnh.
- Phụ nữ trưởng thành.
- Bé trai.

Triệu chứng khi bị dị ứng
Những triệu chứng phổ biến của dị ứng động vật có vỏ và hải sản có vỏ là:
- Phát ban da, ngứa ngáy và chàm (viêm da dị ứng).
- Sưng môi, mặt, lưỡi, cổ họng hoặc các bộ phận khác trên cơ thể.
- Thở khò khè, nghẹt mũi và khó thở.
- Đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn hoặc nôn mửa.
- Chóng mặt, hoa mắt hoặc ngất xỉu.
Những dấu hiệu và triệu chứng của sốc phản vệ bao gồm:
- Sưng hay nghẹn trong cổ họng (co thắt đường thở), khiến cho việc hít thở trở nên khó khăn.
- Sốc, huyết áp tụt nghiêm trọng.
- Mạch đập nhanh.
- Chóng mặt, hoa mắt hoặc mất nhận thức.
Biến chứng của bệnh
Khi bạn bị dị ứng với động vật có vỏ, bạn có thể tăng nguy cơ sốc phản vệ nếu:
- Bạn bị hen suyễn.
- Bạn có phản ứng dị ứng với một lượng rất nhỏ các loài động vật có vỏ.
- Bạn có tiền sử quá mẫn cảm do thực phẩm.
Cách điều trị dị ứng động vật có vỏ
Hiện tại vẫn chưa có cách điều trị dị ứng hải sản và động vật có vỏ. Do đó, cách điều trị tốt nhất là chủ động không ăn các loại thực phẩm gây dị ứng, như tôm, tôm hùm, cua và các động vật giáp xác khác. Bệnh nhân cần phải tránh xa hải sản hoàn toàn nếu có nguy cơ dị ứng nghiêm trọng, gây ra sốc phản vệ.

Cách phòng ngừa bệnh
- Hãy thận trọng khi đi ăn ngoài: Khi dùng bữa tại nhà hàng, hãy luôn kiểm tra để đảm bảo rằng chảo, dầu hoặc dụng cụ dùng cho động vật có vỏ không được sử dụng để chế biến các loại thực phẩm khác, tạo ra sự lây nhiễm chéo. Có thể cần phải tránh ăn ở các nhà hàng hải sản, nơi có nhiều nguy cơ lây nhiễm chéo.
- Đọc nhãn: Sự lây nhiễm chéo có thể xảy ra ở các cửa hàng nơi thực phẩm khác được chế biến hoặc trưng bày gần động vật có vỏ và trong quá trình sản xuất. Đọc kỹ nhãn thực phẩm.
- Giữ khoảng cách: Bạn có thể cần phải tránh hoàn toàn những nơi chế biến hoặc chế biến động vật có vỏ. Một số người phản ứng sau khi chạm vào động vật có vỏ hoặc hít phải hơi nước từ việc nấu chín động vật có vỏ.
Dị ứng các loại động vật có vỏ rất phức tạp, gây các triệu chứng khó chịu cho người bệnh. Và nếu không được xử trí kịp thời, tình trạng dị ứng có thể gây nên triệu chứng nghiêm trọng là sốc phản vệ gây ảnh hưởng đến tính mạng. Vậy nên, mọi người không được chủ quan trước những biểu hiện nhẹ của bệnh mà hãy đến ngay cơ sở uy tín để kịp thời điều trị. Bên cạnh đó, bạn cần thận trọng hơn trong việc lựa chọn thực phẩm và ăn uống để sức khỏe của bạn luôn ổn định.