Hải sản là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, đồng thời cũng là một món ăn khoái khẩu của nhiều người. Tuy nhiên, nó lại được xem là một mối lo ngại đối với những người bị dị ứng hải sản.
Dị ứng hải sản là gì?
Dị ứng hải sản (hay dị ứng đồ biển) là một phản ứng bất thường của hệ thống miễn dịch trong cơ thể đối với protein của một số hải sản nhất định. Các hải sản bao gồm các động vật như tôm, cua, hàu, tôm hùm, bạch tuộc, mực, sò điệp,…
Một số người bị dị ứng đồ biển sẽ có phản ứng với tất cả các hải sản, nhưng có những người chỉ phản ứng với một số loại nhất định. Các phản ứng có thể từ các triệu chứng nhẹ như phát ban hoặc nghẹt mũi đến triệu chứng nặng, thậm chí đe dọa tính mạng.
Nguyên nhân gây bệnh
Đa số, các trường hợp bị dị ứng hải sản đều liên quan đến phản ứng thái quá của hệ thống miễn dịch trong cơ thể. Một số nguyên nhân chính gây ra dị ứng hải sản, bao gồm:
- Giải phóng các histamine tự do: đối với những người có các phản ứng dị ứng với hải sản thường bị thiếu hụt các chất kháng histamine tự do, chính vì thế, khi ăn những loại hải sản có vỏ chứa hàm lượng histamine cao như bạch tuộc, tôm, mực,…các histamine này sẽ được giải phóng, từ đó dẫn tới tình trạng bị dị ứng.
- Phản ứng của hệ thống miễn dịch trong cơ thể: các loại hải sản thường chứa hàm lượng protein bổ dưỡng cao, tuy nhiên cũng có một số protein có hại cho cơ thể và chúng trở thành những kháng nguyên thực thụ, kích thích hệ thống miễn dịch của cơ thể khiến xảy ra các triệu chứng điển hình của dị ứng.
- Dị ứng do nhóm quyết định kháng nguyên: đối với một số loại hải sản, protein lại đóng vai trò là những bán kháng nguyên. Khi chúng kết hợp với nhóm quyết định kháng nguyên đã tồn tại sẵn trong cơ thể sẽ dẫn tới tình trạng bị dị ứng hải sản.
Các yếu tố nguy cơ
- Người có cơ địa nhạy cảm.
- Người bị bệnh viêm da cơ địa, hen suyễn, viêm xoang dị ứng.
- Trẻ em: do có hệ tiêu hóa chưa phát triển hoàn chỉnh.
- Người có bố mẹ có tiền sử bị dị ứng hải sản.

Dấu hiệu và triệu chứng dị ứng hải sản
Sau đây là một số triệu chứng dị ứng hải sản thường gặp:
- Phát ban, ngứa hoặc chàm (viêm da dị ứng).
- Ăn hải sản bị sưng môi, mặt, lưỡi và cổ họng hoặc các bộ phận khác của cơ thể.
- Thở khò khè, nghẹt mũi hoặc khó thở.
- Đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn hoặc nôn mửa.
- Chóng mặt, choáng hoặc ngất xỉu.
- Ngứa ran trong miệng.
Dị ứng có thể gây ra một phản ứng nghiêm trọng có khả năng đe dọa tính mạng được gọi là sốc phản vệ. Tình trạng này cần được cấp cứu khẩn cấp và đòi hỏi điều trị bằng việc tiêm epinephrine (adrenaline).
Các dấu hiệu và triệu chứng của sốc phản vệ do dị ứng hải sản bao gồm:
- Cổ họng bị sưng hay nghẹn ở cổ họng (đường thở co thắt) làm cho việc hít thở khó khăn.
- Sốc với huyết áp sụt giảm nghiêm trọng.
- Mạch, tim đập nhanh.
- Chóng mặt, choáng hoặc bất tỉnh.
Khắc phục dị ứng đồ biển
- Uống nhiều nước: Việc cần làm đầu tiên khi cơ thể bắt đầu xuất hiện những triệu chứng nhẹ là gây nôn. Sau khi đã nôn hết lượng hải sản trong cơ thể có thể rửa mũi, súc miệng bằng nước muối và uống nhiều nước.
- Gây nôn: Việc gây nôn và uống thật nhiều nước có tác dụng giúp người bệnh loại bỏ tác nhân gây dị ứng ra khỏi cơ thể, thanh lọc cơ thể.
- Mật ong: Mật ong có tính diệt khuẩn, kháng viêm, sát trùng cao. Nó giúp hồi phục vết thương nhanh chóng, tăng sức đề kháng của cơ thể và phòng ngừa sốc phản vệ.
- Trà cam thảo: Cam thảo có tác dụng giải nhiệt, mát gan, thanh lọc cơ thể. Tính kháng khuẩn, tiêu viêm của trà cam thảo rất thích hợp làm chất giải độc, chữa dị ứng. Hơn nữa, vị ngọt của trà cam thảo rất dễ uống.
- Nước ép rau quả: Nước ép hoa quả chứa đa dạng các loại vitamin, chất chống oxy hóa và nhiều dưỡng chất thiết yếu khác. Uống nước ép hoa quả giúp tăng sức đề kháng, giảm ngứa, cải thiện các tổn thương trên da, thanh lọc cơ thể.
- Gừng: Gừng có tính ấm, vị cay, có tác dụng giải độc, tiêu viêm, trừ hàn. Gừng chứa các hoạt chất diệt khuẩn, sát trùng tốt, giúp giảm nhanh các triệu chứng dị ứng.
- Trà hoa cúc: Trà hoa cúc có tác dụng chống viêm, tiêu sưng. Uống trà hoa cúc cũng giúp gan hoạt động tốt hơn để loại bỏ độc tố ra ngoài, dịu ngứa, giảm nổi mề đay trên da.

Phòng ngừa dị ứng hải sản
Các triệu chứng dị ứng sẽ nghiêm trọng hơn trong các lần dị ứng tiếp theo. Do đó, cách tốt nhất là chủ động phòng tránh theo những gợi ý sau:
- Không ăn, tiếp xúc với các loại hải sản đã có tiền sử dị ứng, thậm chí không dùng bát, đĩa, dụng cụ có khả năng dính hải sản.
- Nếu đã từng bị dị ứng tôm cần thận trọng với các loại hải sản có vỏ khác.
- Khi mua hoặc ăn bất kỳ loại thực phẩm chế biến sẵn nào cần đọc kỹ thành phần để tránh các loại có chứa hải sản.
- Hãy thông báo trước về tình trạng dị ứng của bạn khi đi ăn ở bên ngoài.
- Luôn mang theo thuốc dị ứng bên người.
- Thức ăn chứa nhiều đường và đồ ăn cay vì dễ gây quá mẫn, rượu, bia, chất kích thích.
Dị ứng hải sản là tình trạng thường thấy ở nhiều người. Dị ứng có thể chỉ có một số biểu hiện nhẹ như nổi mẩn ngứa, sưng nề, nhưng cũng có trường hợp gây nguy hiểm đến tính mạng. Chính vì vậy người có cơ địa dị ứng hải sản nên cẩn trọng trong chọn lựa thực phẩm và biết cách xử trí nhanh khi chẳng may phản ứng dị ứng xảy ra.