Dị ứng hóa chất là tình trạng phổ biến hiện nay người bệnh tiếp xúc với xà phòng, nước rửa chén,… Nếu không chăm sóc và điều trị kịp thời có thể bị viêm nhiễm nặng nề gây ra các biến chứng nguy hiểm khác.
Dị ứng hóa chất là gì?
Dị ứng hóa chất là một dấu hiệu của tình trạng dị ứng da, nó xuất hiện khi da của người bệnh tiếp xúc trực tiếp với chất kích thích hoặc chất gây dị ứng.
Bệnh này thường chỉ xảy ra ở một số ít người có cơ địa dị ứng, những dị nguyên hình thành bệnh sẽ phải thông qua cơ chế phản ứng miễn dịch gây bệnh trong cơ thể trước khi các triệu chứng xuất hiện ra bên ngoài.
Nguyên nhân gây dị ứng hóa chất
Dị ứng có thể xảy ra ngay cả khi bạn đã từng sử dụng chúng trước đây. Mỹ phẩm và các sản phẩm chăm sóc cá nhân có rất nhiều chất gây dị ứng tiềm năng, bao gồm:
- Chất tạo mùi thơm trong xà phòng, nước hoa, chất khử mùi, kem dưỡng thể, mỹ phẩm, chất tẩy rửa và khăn giấy.
- Chất bảo quản và kháng khuẩn trong các dung dịch lỏng để giữ cho chúng không bị hư.
- Các chất được thêm vào để làm đặc, tạo màu sản phẩm.
- Các loại hóa chất trong thuốc nhuộm tóc và các sản phẩm chăm sóc tóc khác.
- Nhựa formaldehyd – một thành phần phổ biến trong sản phẩm chăm sóc móng.
- Kem chống nắng có thể được tìm thấy trong kem dưỡng ẩm, son dưỡng môi,…

Biểu hiện khi bị dị ứng hóa chất
Các triệu chứng dị ứng hóa chất phổ biến nhất bao gồm:
- Đỏ da.
- Da tróc vảy.
- Phồng rộp da.
- Ngứa rát từ nhẹ đến dữ dội.
- Sưng mắt, mặt và vùng sinh dục.
- Nổi mề đay.
- Da nhạy cảm.
- Da sẫm màu, sần sùi và nứt nẻ.
Cách khắc phục dị ứng hóa chất
Điều trị bằng thuốc
- Thuốc kháng histsmin.
- Thuốc kháng sinh.
- Thuốc mỡ cortíone.
Điều trị tại nhà
- Người bệnh cũng cần để ý một số vấn đề sau khi điều trị tại nhà.
- Không sự dụng các loại mỹ phẩm, sữa tắm, kể cả dầu gội trong thời gian điều trị.
- Hạn chế tiếp xúc với các loại hóa chất khác.
- Vệ sinh vùng da bị dị ứng bằng nước muối sinh lý.
- Che chắn vùng da bị dị ứng.
- Không mặc trang phục bó sát, vải thổ cứng tránh tiếp xúc với vùng da bị tổn thương.
- Uống nhiều nước hơn.
Mẹo dân gian
- Tắm nước lá thảo dược: Lá thảo dược làm sạch da, giảm ngứa đồng thời cung cấp vitamin giúp da trắng sáng hơn lại rất an toàn cho da.
- Đắp nha đam: Da càng khô thì tình trạng ngứa rát tróc vảy càng trầm trọng hơn. Vì vậy, bạn có thể giải quyết vấn đề này bằng cách đắp nha đam. Phần gel trong của loại cây này có đặc tính cấp ẩm rất tốt, giúp da mềm mịn hơn giảm tình trạng ngứa rát, tóc vảy.
- Uống trà thảo dược: Các loại trà thảo dược có tác dụng kiểm soát các vấn đề dị ứng từ bên trong, đồng thời các chất oxy hóa có trong trà đem đến khả năng hoạt động bài tiết bãi nhờn trên da, giúp da thông thoáng hơn, không bị bụi bẩn hay các chất độc làm bít tắc lỗ chân lông nên giảm ngứa nhanh chóng.

Các phòng ngừa
Các phương pháp được đề xuất bao gồm:
- Lựa chọn những sản phẩm mỹ phẩm uy tín, chất lượng không sử dụng các sản phẩm trôi nổi không có nguồn gốc.
- Đọc kí các thành phần có trên các loại sản phẩm.
- Ưu tiên sử dụng các sản phẩm có chiết cuất từ thiên nhiên.
- Sự dụng găng tay cao su khi tiếp xúc các loại chất tẩy rửa như xà bông, nước xả vải, nước rửa bát.
- Dùng thử một lượng nhỏ mỹ phẩm lên tay trước khi dùng trên mặt.
- Thay đổi môi trường làm việc nếu môi trường cũ thường tiếp xúc với hóa chất.
- Sự dụng các loại sơn móng tay hoặc thuốc nhuộm tóc cao cấp.
- Nếu xác định được các yếu tố gây dị ứng tránh xa chúng càng xa càng tốt.
- Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt là vitamin A, C để tăng sức đề kháng, kiểm soát các phản ứng dị ứng tốt nhất.
- Uống nhiều nước, bổ sung thêm vitamin từ nước trái cây hoặc nước ép.
Dị ứng hóa chất là điều rất dễ xảy ra trong trường hợp bạn thường xuyên sử dụng hóa mỹ phẩm. Nếu tình trạng dị ứng xảy ra nghiêm trọng và thường xuyên, bạn cần đến gặp bác sĩ để thăm khám. Thay đổi lối sông, tránh xa các hóa chất để ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh.