Những tia cực tím trong ánh nắng mặt trời luôn là nỗi khiếp đảm cho làn da, không những vậy, tia cực tím còn là nguyên nhân gây dị ứng ánh nắng với nhiều hệ lụy xấu cho sức khỏe và sinh hoạt thường ngày.
Dị ứng ánh nắng mặt trời là gì?
Dị ứng ánh sáng mặt trời là một thuật ngữ thường được sử dụng để mô tả một số tình trạng liên quan đến phát ban đỏ ngứa xuất hiện trên da do tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Các hình thức phổ biến nhất của dị ứng ánh nắng mặt trời là phát ban đa dạng do ánh sáng hay còn gọi là ngộ độc ánh sáng mặt trời.
Nguyên nhân gây dị ứng ánh nắng mặt trời
Viêm da do ánh nắng xảy ra khi bạn tiếp xúc với tia tử ngoại vượt quá khả năng bảo vệ của sắc tố melanin trong cơ thể. Tùy vào lượng sắc tố này mà mức độ chịu đựng tia tử ngoại của mỗi người là khác nhau. Một người có nước da sáng có thể bị viêm da do ánh nắng chỉ sau 15 phút tiếp xúc với ánh nắng giữa trưa, trong khi một người da sậm màu thì có thể chịu được đến vài giờ.
Một số loại thước có thể gây nhạy cảm da như:
- Kháng sinh.
- Kháng histamine.
- Thuốc hóa trị.
- Thuốc tim mạch.
- Các loại thuốc dành cho người tiểu đường.
- Thuốc lợi tiểu.
Các yếu tố nguy cơ dễ bị dị ứng ánh sáng mặt trời
- Chủng tộc. Bất cứ ai cũng có thể bị dị ứng ánh sáng mặt trời. Tuy nhiên, một vài thể dị ứng thường hay gặp ở người da sáng.
- Tiếp xúc với 1 số chất dễ gây dị ứng. Một số triệu chứng dị ứng xảy ra khi da của bạn tiếp xúc với 1 chất nào đó sau đó tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Các chất thường gây dị ứng bao gồm nước hoa, thuốc tẩy và thậm chí vài loại hóa chất dùng trong kem chống nắng.
- Thuốc. Một số loại thuốc có thể làm da bạn dễ bị dị ứng nhanh hơn. Các loại thuốc này bao gồm kháng sinh tetracycline và thuốc giảm đau như ketoprofen….
- Có một vấn đề da khác. Tình trạng viêm da làm tăng nguy cơ bị dị ứng ánh sáng mặt trời.
- Có người thân bị dị ứng ánh sáng mặt trời. Bạn sẽ dễ bị dị ứng hơn nếu có anh chị em hoặc cha mẹ bị dị ứng ánh sáng mặt trời.

Triệu chứng của dị ứng ánh nắng mặt trời
Các dấu hiệu nhận biết khi bị dị ứng ánh nắng mặt trời:
- Đỏ.
- Ngứa hoặc đau.
- Va chạm nhẹ có thể tạo thành các mảng sẩn trên da.
- Tạo vảy, đóng vảy cứng hoặc chảy máu.
- Vết phồng rộp hoặc phát ban.
Cách điều trị dị ứng ánh nắng mặt trời
- Chỉ định dùng thuốc nhóm corticoid dạng bôi ngoài da và uống.
- Dùng thuốc kháng histamin khi đã có triệu chứng.
- Sử dụng đèn chiếu tia cực tím vào vùng da có nguy cơ tiếp xúc nhiều với ánh nắng để giúp da thích nghi với ánh nắng mặt trời.
Chăm sóc tại nhà, bạn có thể:
- Tắm bằng nước mát và lau nhẹ chỗ viêm da bằng khăn ướt.
- Thay băng khô để ngăn ngừa nhiễm trùng nếu thấy có mụn nước. Nếu da bị phồng rộp hoặc viêm có thể dùng kem cortisone hoặc các kem dưỡng ẩm dịu nhẹ theo hướng dẫn của bác sĩ để giảm bớt khó chịu.
- Một số thuốc như Ibuprofen hoặc Aceminophen có thể giảm đau do viêm da.
- Tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời và các chất gây ra chứng viêm da do ánh nắng.

Cách phòng ngừa
Để phòng tránh viêm da do ánh nắng mặt trời, bạn có thể tham khảo các cách:
- Giảm thiểu tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng: mặc thêm áo tay dài, nón hoặc thoa kem chống nắng trước khi ra khỏi nhà.
- Tránh sử dụng các thuốc và mỹ phẩm dưỡng da không có nguồn gốc rõ ràng vì chúng có thể chứa các thành phần gây nhạy cảm.
- Dùng thuốc được bác sĩ chỉ định. Đặc biệt tránh tiếp xúc với tia tử ngoại UV càng nhiều càng tốt nếu đang sử dụng các loại thuốc như kháng sinh Tetracyclin, thuốc Sulfa và thuốc lợi tiểu vì những thuốc này khiến cho da nhạy cảm hơn với ánh nắng mặt trời.
- Nếu có nhu cầu sử dụng thiết bị tắm nắng, nên tham khảo ý kiến tư vấn từ bác sĩ.
- Liên hệ với bác sĩ nếu thấy triệu chứng bị sốt, mất nước hoặc việc phòng tránh không có tác dụng.
Bên cạnh việc sử dụng kem chống nắng, cần phối hợp thêm với các biện pháp khác như mặc quần áo dài tay, ở trong bóng râm… Khi có biểu hiện của bệnh, cần đến các cơ sở y tế có chuyên khoa da liễu để được khám, tư vấn và điều trị phù hợp.
Leave a reply