Dị ứng phấn hoa có thể làm gián đoạn các hoạt động hàng ngày của bạn với tình trạng hắt hơi, nghẹt mũi và chảy nước mắt. Thay đổi lối sống và dùng thuốc có thể giúp giảm các triệu chứng của bạn.
Dị ứng phấn hoa là gì?
Phấn hoa là một loại bột rất mịn do cây cối, hoa, cỏ và cỏ dại tạo ra để thụ tinh với các loại cây khác. Ở một số người, khi họ hít phải phấn hoa, hệ miễn dịch sẽ tạo ra các phản ứng bất lợi cho cơ thể.
Nguyên nhân gây dị ứng phấn hoa
Cứ vào một mùa nhất định trong năm, một số loài thực vật – bao gồm nhiều loại cây có hoa, cỏ, và cả cây gỗ lớn – phóng vào không khí vô số những hạt nhỏ và nhẹ gọi là phấn hoa. Đây là một phần của hiện tượng thụ phấn – cách thức tồn tại và sinh sản của những loài cây này.

Dấu hiệu của dị ứng phấn hoa
Các dấu hiệu thường gặp là:
- Nghẹt mũi.
- Áp lực xoang, có thể gây đau mặt.
- Sổ mũi.
- Ngứa mắt, chảy nước mắt.
- Ngứa cổ họng.
- Ho.
- Da sưng lên.
- Giảm cảm giác vị giác hoặc mùi.
- Tăng phản ứng hen.
Cách điều trị bệnh
Sự dụng thuốc
- Thuốc không kê đơn: Bạn có thể được đề nghị sử dụng một số loại thuốc thông mũi, thuốc xịt trị viêm mũi dị ứng nhằm điều chỉnh lượng histamine giúp giảm tình trạng nghẹt mũi, chảy mũi và một số triệu chứng khác.
- Thuốc kê đơn: Nếu các loại thuốc trên không mang lại hiệu quả, bác sĩ sẽ kê các loại thuốc chống dị ứng mạnh hơn. Kết hợp giữa các loại thuốc có tác dụng kìm hãm quá trình sản sinh histamin gây dị ứng và thuốc chuyên điều trị dị ứng do cỏ.
- Tiêm thuốc: Nếu điều trị bằng các loại thuốc uống không hiệu quả, bác sĩ có thể chỉ định tiêm thuốc với loại thuốc và liều dùng phù hợp.
Điều trị tại nhà
- Châm cứu: việc điều trị châm cứu thường xuyên hàng tuần có thể giảm nhẹ các triệu chứng của dị ứng phấn hoa như nghẹt mũi, hắt hơi, sưng mắt hay mệt mỏi.
- Men vi sinh: Bạn có thể uống các loại men vi sinh để khắc phục các vấn đề sức khỏe khác. Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng lợi khuẩn này có tác dụng giảm thiểu mức độ nghiêm trọng các triệu chứng của bệnh dị ứng phấn hoa.
- Uống trà: trong trà có chứa rất nhiều các chất polyphenol có tác dụng chống oxy hóa và chống viêm. Vì thế, việc uống trà mỗi ngày sẽ giúp bạn giảm các triệu chứng của bệnh dị ứng phấn hoa.
- Sự dụng tinh dầu: một số loại tinh dầu như dầu khuynh diệp hay dầu bạc hà có thể giúp bạn thông mũi và giảm nhẹ tình trạng ngạt mũi.

Cách phòng ngừa bệnh
- Đóng kín tất cả các cửa trong nhà vào những ngày khô, gió.
- Hạn chế phơi quần áo ngoài trời, thay vào đó có thể sử dụng máy sấy quần áo.
- Đeo khẩu trang khi đi ra ngoài.
- Hạn chế chăm sóc vườn.
- Thường xuyên vệ sinh nhà cửa, chăn, ga, gối, đệm, ít nhất mỗi tuần một lần.
- Sử dụng điều hòa có bộ lọc không khí.
- Hạn chế trồng các loại cây cho hoa có khả năng gây dị ứng cao như một số loại cỏ tạo phấn, các loại cây bụi.
Dị ứng phấn hoa rất phiền toái, không có thuốc điều trị dứt điểm nhưng có các liệu pháp làm thuyên giảm tạm thời. Bạn cần chú trọng hơn về việc vệ sinh nhà cửa, thận trọng trước những tác nhân gây bệnh làm ảnh hưởng lớn tới chất lượng cuộc sống của bạn.