Vào thời gian chuyển mùa và thời tiết thay đổi đột ngột, rất nhiều người bị dị ứng thời tiết liên quan đến hệ miễn dịch của cơ thể. Vậy nên hiểu về yếu tố bệnh lý, nắm được cách chữa dị ứng thời tiết chính là chìa khóa để cải thiện tình trạng một cách tối ưu nhất.
Dị ứng thời tiết là gì?
Dị ứng thời tiết là tình trạng khi thời tiết quá nóng hoặc quá lạnh, trung tâm điều chỉnh không kịp hoạt động sẽ gây ra các rối loạn trong cơ thể và biểu hiện ra bên ngoài như phù, ngứa, nổi mẩn, mề đay, xung huyết.
Dị ứng thời tiết do nguyên nhân nào
- Cơ địa dị ứng: Những người có cơ địa nhạy cảm thường dễ dị ứng hơn so với người bình thường. Yếu tố này làm cho hệ miễn dịch trở nên nhạy cảm hơn với các tác động từ bên trong và bên ngoài cơ thể.
- Giới tính: Theo thống kê cho thấy nữ giới có khuynh hướng mắc bệnh cao hơn so với nam giới.
- Yếu tố di truyền: Di truyền cũng là một yếu tố gây ra dị ứng thời tiết. Từ những thống kê cho thấy nếu cả cha và mẹ đều có tiền sử dị ứng thời tiết, viêm mũi dị ứng,… thì nguy cơ mắc bệnh của con cái sẽ cao hơn.
- Hệ miễn dịch suy giảm: Nếu hệ miễn dịch suy giảm thì đây là điều kiện thuận lợi để bệnh bùng phát mạnh và gây ra nhiều triệu chứng khác nhau.
- Điều kiện thời tiết: Thời tiết quá nóng hoặc quá lạnh là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh. Đây là những giai đoạn độ ẩm, nhiệt độ và chất dị ứng trong không khi gia tăng. Vì thế, hệ miễn dịch của chúng ta sẽ không kịp thích nghi và dễ gây ra phản ứng dị ứng.

Biểu hiện của dị ứng thời tiết
Dị ứng thời tiết có biểu hiện ngoài da bao gồm:
- Ban đỏ, kèm ngứa nổi trên da khi tiếp xúc đột ngột với nhiệt độ nóng hoặc lạnh, nhất là ở các vùng da hở như bàn tay, bàn chân, mặt, cổ gây khó chịu, bị làm phiền với người bệnh.
- Da bị sưng rộp hay tấy đỏ, phù lên và xung huyết.
- Khắp cơ thể nổi mề đay cấp tính, rất nguy hiểm đến tính mạng. Nếu mề đay đi kèm với triệu chứng lơ mơ, khó thở, tụt huyết áp nhanh và đột ngột được gọi là sốc phản vệ, cần được đưa đến cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu khẩn trương.
- Ngoài ra, người bệnh còn có thể có các triệu chứng của viêm long đường hô hấp trên như sổ mũi, hắt xì, ho khan hoặc đau đầu, mệt mỏi.
Cách điều trị bệnh
Hạn chế các yếu tố khởi phát bệnh
Hạn chế với các yếu tố bùng phát bệnh là biện pháp quan trọng nhất khi điều trị các bệnh dị ứng. Biện pháp này có thể giảm nhẹ triệu chứng, ngăn bệnh lan rộng và tiến triển dai dẳng.
Áp dụng mẹo cải thiện tại nhà
- Sử dụng mật ong: Người bị dị ứng do yếu tố thời tiết có thể pha và uống một ly nước mật ong. Trên thực tế, mật ong có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm và đặc biệt là cải thiện sức đề kháng cơ thể ở người; hạn chế sự tấn công của các yếu tố gây kích ứng trên da.
- Tắm nước ấm/ nước mát: Tắm nước ấm được áp dụng trong trường hợp dị ứng thời tiết lạnh và ngược lại. Biện pháp này giúp điều hòa thân nhiệt, giảm mức độ ngứa ngáy và tiêu các mẩn đỏ, phát ban do dị ứng thời tiết gây ra.
Sử dụng thuốc
- Sử dụng Prednisolone cho những trường hợp bị di ứng nặng được chỉ định sử dụng điều trị khi có phù mạch, mề đay.
- Sử dụng thuốc Corticoid được dùng để điều trị phòng ngừa, và hạn chế tình trạng bệnh.

Cách phòng ngừa
Có thể dự phòng và đối phó với dị ứng thời tiết bằng cách thực hiện theo lối sống sau đây:
- Ăn nhiều rau xanh, rau quả nhiều vitamin C.
- Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày, uống thêm cả nước ép trái cây cung cấp nhiều vitamin để tăng cường hệ miễn dịch, chống lại bệnh dị ứng.
- Tuyệt đối không được hút thuốc, không uống đồ uống có cồn, hạn chế tiếp xúc khói bụi và phấn hóa, động vật nuôi.
- Giữ nhiệt độ cơ thể ổn định, trời lạnh cần giữ ấm, trời nóng cần làm mát, lưu ý khi thời tiết giao mùa.
- Không nên chỉnh nhiệt độ quá thấp khi sử dụng điều hòa nhiệt độ, chênh lệch khoảng 1-2 độ so với thời tiết ngoài trời là sự lựa chọn thông minh.
- Thường xuyên tập thể dục thể thao nhằm tăng cường sức khỏe.
- Mặc quần áo có chất liệu thoáng mát, thấm mồ hôi, nhằm giảm thiểu tình trạng dị ứng nặng hơn.
- Đối với những ai bị viêm mũi cần phải đeo khẩu trang khi đi ra ngoài.
- Hạn chế làm việc lâu dưới ánh nắng mặt trời gay gắt hoặc trong thời tiết giá lạnh.
- Dự trữ sẵn thuốc chống dị ứng thời tiết để uống ngay khi có biểu hiện nhẹ.
Dị ứng thời tiết không gây ảng hưởng tới sức khỏe, nhưng nếu không can thiệp thì bệnh sẽ trở nên dai dẳng, mãn tính. Khi phát hiện các biểu hiện của bệnh cần thăm khám để có phương án chữa trị kịp thời và đúng cách tránh những biến chứng nguy hiểm. Bên cạnh việc điều trị, cần chú trọng tới thói quen sinh hoạt và chế độ dinh dưỡng để ngăn ngừ các tác nhân gây bệnh.