Khi thời tiết chuyển mùa, khí hậu thay đổi đột ngột trẻ nhỏ luôn là đối tượng rất dễ bị mắc bệnh. Do làn da còn mỏng manh nhạy cảm nên nhiều bé bị dị ứng thời tiết và cơ thể phản ứng bằng nổi mề đay, mẩn đỏ. Tình trạng dị ứng da ở trẻ nhỏ thường thể hiện ở vùng da mặt hoặc toàn thân.
Dị ứng thời tiết ở trẻ em là hiện tượng gì?
Dị ứng thời tiết là một loại phản ứng đối với những thay đổi của thời tiết, thường gặp ở nhiều độ tuổi. Nhưng đặc biệt dễ mắc nhất ở trẻ em có cơ địa yếu. Trẻ bị dị ứng thời tiết thường hay có các biểu hiện như quấy khóc, bỏ ăn, ngứa da về đêm, nóng rát như các loại dị ứng thông thường.
Nhiệt độ ngoài trời thay đổi đột ngột là một trong những nguyên nhân gây dị ứng thời tiết ở trẻ. Ngoài ra, còn có các nguyên nhân khác như cơ thể phản ứng quá mức với nhiệt độ và độ ẩm làm sản sinh các chất dị ứng. Dị ứng thời tiết ở trẻ em gây ra những tác động tiêu cực đến tâm lý và sinh hoạt hằng ngày của trẻ cũng như gia đình, vì thế, cần nhận biết và khắc phục kịp thời.
Nguyên nhân gây ra dị ứng
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng bé bị dị ứng da là vô cùng đa dạng. Do sức đề kháng của trẻ em còn rất non nớt nên dễ bị tác động khi tiếp xúc với các dị nguyên (nguyên nhân gây dị ứng). Các dị nguyên có thể xâm nhập vào cơ thể trẻ qua nhiều đường như thở, ăn uống, tiêm hoặc tiếp xúc qua da. Một số dị nguyên thường gặp có thể kể đến:
- Phấn hoa từ các loại cây cối, cỏ dại.
- Tình trạng mốc meo, ẩm mốc cả trong nhà lẫn ngoài trời.
- Tình trạng mối mọt trong chăn ga gối, thảm và các vật dụng có hơi ẩm khác.
- Vảy da, lông động vật như chó, mèo, ngựa và thỏ.
- Do một số loại thuốc và thức ăn.
- Do nọc độc từ vết đốt của côn trùng.
- Dị ứng do nguyên nhân di truyền. Nếu cha mẹ có tiền sử dị ứng, con cái sẽ có nhiều khả năng cũng bị dị ứng.
Dị ứng thời tiết chính là những phản ứng chống trả của cơ thể trước các tác nhân bên ngoài môi trường, khí hậu tác động đến trẻ, nhất là khi trẻ chuyển đột ngột từ vùng nóng sang lạnh hoặc ngược lại. Những biểu hiện chung của dị ứng thời tiết là nổi những vết mẩn đỏ gây ngứa ngáy, làm cho bé cảm thấy rất khó chịu.

Các triệu chứng dị ứng thời tiết ở trẻ
Các triệu chứng của dị ứng thời tiết ở trẻ em có thể bao gồm:
- Ngứa ngáy và phát ban trên da.
- Hắt xì.
- Ngứa cổ họng.
- Chảy nước mắt hoặc ngứa mắt.
- Quầng thâm dưới mắt.
- Ngứa tai.
- Không sốt.
- Chán ăn, mất tập trung.
- Phát mề đay cấp tính.
Các triệu chứng trên xảy ra vào khoảng thời gian giống nhau hàng năm và thường biến mất sau 4 – 10 tuần. Dấu hiệu khác là trẻ trông khỏe hơn khi ở trong nhà và ô tô có bật điều hòa. Bởi vì máy điều hòa lọc hầu hết phấn hoa trong không khí.
Cách xử lý khi trẻ bị dị ứng thời tiết
Thông thường các dị ứng thời tiết ở trẻ em sẽ tự động hết nếu biết cách chăm sóc và vệ sinh. Ngược lại nếu không bảo vệ đúng cách, để trẻ gãi hoặc làm nhiễm trùng vết sưng tấy thì sẽ rất nghiêm trọng. Một số trường hợp, các bậc cha mẹ nên đưa con đi bác sĩ để an toàn hơn. Sau đây là một số biện pháp xử lý việc trẻ dị ứng thời tiết tại nhà.
- Hạn chế cho trẻ ra khỏi nhà nếu bắt buộc đi thi phải che chắn cẩn thận để tránh tác động xấu của môi trường như gió độc, khói bụi,…
- Quan sát trẻ, không cho trẻ gãi hay động tay vào vết mẩn ngứa để không làm nhiễm trùng vết thương bằng cách đeo bao tay.
- Giữ thân thể và quần áo luôn sạch sẽ.
- Hạn chế tối đa cho trẻ tiếp xúc với chó, mèo, phấn hoa.
- Thoa các loại kem dưỡng ẩm dành riêng cho da dị ứng, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.
- Tắm rửa hàng ngày với nước sạch, ấm, không ngâm mình và dùng khăn lau khô trước khi mặc quần áo.

Cách phòng tránh dị ứng thời tiết ở trẻ em
Thời tiết thay đổi là yếu tố khách quan mà bạn không thể tác động. Do đó, chủ động phòng tránh bệnh là điều rất quan trọng đối với trẻ dị ứng thời tiết. Bạn có thể giúp bé phòng dị ứng thời tiết bằng nâng cao sức khỏe hệ miễn dịch thông qua một chế độ dinh dưỡng hợp lý:
- Uống nhiều nước, ăn uống điều độ, đủ chất, ăn nhiều hoa quả để tăng cường sức khỏe giảm nguy cơ dị ứng.
- Bổ sung đầy đủ vitamin C từ các loại trái cây, rau củ quả như ổi, quýt, cam, cà chua, ớt chuông,…
- Bổ sung probiotic từ sữa chua. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, probiotic sẽ giúp tăng cường sức đề kháng cũng như làm dịu các triệu chứng viêm mũi dị ứng ở người bệnh.
- Tăng cường các loại gia vị giàu chất kháng khuẩn, kháng viêm và chất chống oxy hóa như tỏi, gừng, nghệ trong khẩu phần ăn cho bé.
- Khuyến khích trẻ chơi thể thao để rèn luyện sức khỏe, nâng cao sức đề kháng.
Trẻ bị dị ứng thời tiết là hiện tượng không hiếm gặp. Nếu kịp thời nhận biết thì sẽ dễ dàng khỏi bệnh, ngược lại, nếu không phát hiện và chữa trị kịp thời, có thể để lại nhiều hậu quả to lớn. Cuối cùng, để chăm sóc tốt cho trẻ, cha mẹ hãy quan tâm, lắng nghe và chia sẻ những cảm nhận của con để có thể nhận biết sớm nhất những vấn đề bé yêu gặp phải. Chúc bạn và gia đình luôn vui vẻ, khỏe mạnh và hạnh phúc.