Dị ứng thức ăn là phản ứng của cơ thể đối với một số chất có trong thức ăn. Theo thuật ngữ chuyên môn, các chất này được gọi là dị nguyên.
Dị ứng thực phẩm là gì?
Dị ứng là triệu chứng bị rối loạn mẫn cảm của hệ miễn dịch, đó là phản ứng xảy ra để chống lại những chất gây dị ứng cho cơ thể. Nói một cách khác, dị ứng là một trong bốn hình thức của triệu chứng mẫn cảm, nó thường xảy ra nhanh chóng và có thể dự đoán trước được.
Nguyên nhân dị ứng thực phẩm
Cơ chế gây nên hiện tượng dị ứng
Các thức ăn chứa nhiều histamin hoặc quá trình chuyển hóa sản sinh ra nhiều histamin và những chất trung gian gây dị ứng khác thường có khả năng dẫn đến tình trạng dị ứng thức ăn. Các chất này tác dụng chủ yếu lên hệ thống mạch máu, gây giãn thành mạch, tăng tính thấm thành mạch. Điều này dẫn đến sự thoát huyết tương và các thành phần trong máu ra khoảng gian bào.
Các yếu tố làm tăng nguy cơ gây dị ứng thức ăn
Một số yếu tố được xem là nguyên nhân của dị ứng thực phẩm như:
- Tuổi tác: đối tượng có nguy cơ bị dị ứng thức ăn cao là trẻ em vì trẻ em có sức đề kháng kém, hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Trẻ thường bị dị ứng tôm cua, sữa bò, trứng, đậu phộng, hạt cây, lúa mì.
- Di truyền: bố mẹ đồng thời bị dị ứng thức ăn thì con cái của họ có nguy bị bệnh này rất cao.
- Môi trường: ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm không khí, nơi ở có bệnh truyền nhiễm,..cũng là tác nhân gây ra di ứng thực phẩm ở một số người.
- Thói quen: Thói quen ăn uống không khoa học thường dễ dẫn đến tình trạng dị ứng thực phẩm. Một số thực phẩm dễ gây dị ứng như: hải sản, các loại hạt, sữa, trứng,…

Triệu chứng dị ứng thực phẩm
Các triệu chứng dị ứng thực phẩm bao gồm:
- Phát ban hoặc mề đay.
- Đỏ và ngứa da.
- Nghẹt hay ngứa mũi.
- Hắt hơi.
- Ngứa và chảy nước mắt.
- Nôn mửa, đau bụng, khí ga hoặc tiêu chảy.
- Sưng môi, miệng hoặc khu vực xung quanh mắt gây ngứa hoặc đau.
Một số bệnh nhân có thể có những triệu chứng muộn của bệnh sau vài ngày ăn phải thức ăn dị ứng như:
- Viêm da.
- Hen phế quản.
- Viêm mũi dị ứng.
- Viêm xoang.
- Ho dai dẳng, chảy nước mũi.
- Táo bón.
- Ra mồ hôi.
- Biếng ăn.
- Giảm tập trung, ngủ kém.
Cách điều trị dị ứng thực phẩm
Các biện pháp điều trị dị ứng thực phẩm không dùng thuốc có thể tham khảo như:
- Uống nước giấm táo rượu.
- Nhai tỏi sống.
- Uống nước pha từ dầu cây thầu dầu.
- Tăng cường bổ sung vitamin nhất là nhóm vitamin C tăng cường hệ miễn dịch giúp bệnh nhanh khỏi hơn.

Cách phòng ngừa bệnh
Để phòng ngừa tình trạng dị ứng với thức ăn, bạn có thể tham khảo một số lời khuyên sau đây:
- Tránh các thực phẩm có tiền sử gây dị ứng cho cơ thể hoặc các thực phẩm có nguy cơ gây dị ứng.
- Xem kỹ thành phần in trên bao bì thức ăn để loại trừ những sản phẩm có thể gây dị ứng cho cơ thể.
- Nếu sử dụng thức ăn chế biến sẵn không có nhãn mác, cần cẩn trọng và hỏi đầu bếp về thành phần có trong thức ăn.
- Không sử dụng thực phẩm hết hạn, ôi thiu, ẩm mốc,…
- Tập thói quen ăn uống tại nhà, hạn chế ăn uống lề đường.
- Đối với trẻ nhỏ, nên cho bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu để hạn chế tình trạng dị ứng thức ăn.
- Báo cho giáo viên, bảo mẫu, người chăm sóc trẻ nếu con bạn có tiền sử dị ứng với một loại thức ăn nào đó.
Dị ứng thức ăn có thể rất đáng sợ và gây nhiều nguy hiểm. Vì vậy, cần thận trọng trong việc sử dụng thực phẩm và khi có những dấu hiệu bị dị ứng thức ăn cần đưa đến cơ sở y tế sớm nhất để được chẩn đoán và điều trị. Bên cạnh đó, việc phòng tránh bệnh cũng rất quan trọng đối với việc bảo vệ sức khỏe. Vì thế cần có những hiểu biết về biện pháp phòng ngừa và xử lý khi gặp phải trường hợp dị ứng thực phẩm.