Dị ứng thuốc biểu hiện rất phong phú và đa dạng trên các cơ quan, tổ chức của cơ thể. Dấu hiệu dị ứng xảy ra được biểu hiện dưới các hình thức nhẹ, trầm trọng và nặng. Có nhiều triệu chứng dị ứng thuốc không có biểu hiện rõ ràng mà người bệnh không thể nào biết như sau khi uống thuốc bị rối loạn tiền đình, suy thận, mất tế bào máu…
Dị ứng thuốc là gì?
Dị ứng thuốc là trường hợp cơ thể không dung nạp được với thuốc uống, chích, thoa vào cơ thể dẫn đến các biểu hiện phản ứng quá mức, bất thường, có hại cho cơ thể người khi dùng hoặc tiếp xúc với thuốc.
Dị ứng thuốc không phụ thuộc vào liều lượng thuốc, có tính mẫn cảm chéo. Nếu dùng lại thuốc đó hoặc “họ hàng’’ với nó thì phản ứng dị ứng sẽ xảy ra nặng hơn và có thể tử vong.
Nguyên nhân gây bệnh
Một số loại thuốc dể gây dị ứng:
- Kháng sinh.
- Vitamin dạng tiêm.
- Thuốc kháng viêm không steroid: Aspirin, Paracetamol,…
- Thuốc gây tê, gây ngủ, dãn cơ.
- Một số nội tiết tố: Insulin.
- Một số vaccine và huyết thanh.
- Các chất cản quang có iod.

Triệu chứng của dị ứng thuốc
Các triệu chứng của dị ứng thuốc thường xảy ra trong vòng một giờ sau khi uống thuốc, phổ biến nhất là:
- Nổi sẩn, mề đay, hồng ban trên da.
- Ngứa.
- Sốt.
- Phù nề.
- Khó thở.
- Thở khò khè.
- Sổ mũi.
- Ngứa, chảy nước mắt.
Các dấu hiệu và triệu chứng của sốc phản vệ bao gồm:
- Co thắt đường thở và cổ họng, gây khó thở.
- Buồn nôn hoặc quặn bụng.
- Nôn hoặc tiêu chảy.
- Bồn chồn, hoảng hốt.
- Mạch nhanh nhỏ khó bắt.
- Hạ huyết áp.
- Mất ý thức.
Làm thế nào khi dị ứng thuốc?
Khi nhận thấy các triệu chứng dị ứng thuốc, người bệnh cần:
- Ngừng ngay thuốc đang tiêm, uống, bôi, nhỏ mắt, mũi,…
- Nếu dị ứng nhẹ, dùng các thuốc chống dị ứng.
- Trường hợp nặng như khó thở, rối loạn tiêu hóa, tức ngực, phát ban khắp người… Thì cần phải nhanh chóng đưa người bệnh đến các trung tâm y tế để được cấp cứu kịp thời.
- Người bệnh phải ghi nhớ loại thuốc gây ra dị ứng cho cơ thể mình, thông báo cho bác sĩ biết loại thuốc mình đã từng bị dị ứng, để bác sĩ không chỉ định uống thuốc đó nữa, bác sĩ sẽ sử dụng thuốc khác thay thế để chữa trị khi bị bệnh.

Cách phòng ngừa bệnh
Bạn sẽ có thể kiểm soát dị ứng thuốc nếu áp dụng các biện pháp sau:
- Tránh các chất gây dị ứng.
- Mang theo bút tiêm epinerphrine bên mình để dùng trong trường hợp khẩn cấp.
- Dùng prednisone hay các thuốc kháng histamine khi xảy ra dị ứng.
- Thông báo cho bác sĩ biết loại thuốc mà bạn dị ứng khi đi khám bệnh.
- Thận trọng với việc côn trùng châm chích, vì chúng có thể gây dị ứng.
- Đọc kỹ nhãn của tất cả các loại thực phẩm bạn mua và ăn.
- Không tự điều trị, chỉ dùng thuốc theo đơn của thầy thuốc.
- Không dùng thuốc theo sự mách bảo của người khác, không dùng đơn thuốc của người khác hoặc đưa đơn thuốc của mình cho người khác sử dụng.
Dị ứng thuốc nếu không được phát hiện và ngăn chặn kịp thời có thể khiến bệnh trầm trọng hơn dẫn tới sốc phản vệ. Bạn không nên chủ quan trước các biểu hiện bệnh, hãy tới các cơ sợ y tế để thăm khám và có biện pháp điều trị hợp lý. Thận trọng hơn trong việc ăn uống để ngăn ngừa bệnh, ảnh hưởng đến các quá trình sinh học khác của hoạt động sống.