Dị ứng luôn là một vấn đề thường gặp ở trẻ nhỏ. Một trong những dị nguyên chính là từ những vật nuôi trong gia đình. Mặc dù, bản chất trẻ có thể không phải dị ứng do lông của các vật nuôi mà có thể chúng xuất phát từ các loại phấn hoa, bụi và nấm bám trên lông động vật.
Dị ứng vật nuôi là gì?
Dị ứng vật nuôi là một phản ứng dị ứng với protein được tìm thấy trong các tế bào da, nước bọt hoặc nước tiểu của động vật. Dấu hiệu dị ứng thú cưng bao gồm sốt, hắt hơi và sổ mũi. Một số người cũng có thể gặp các dấu hiệu hen suyễn, khò khè và khó thở.
Nguyên nhân gây dị ứng vật nuôi
Bên cạnh lông, những người bị dị ứng vật nuôi cũng có thể bị dị ứng với các protein có trong nước bọt, nước tiểu và phân của vật nuôi.
Lông của vật nuôi và các chất gây dị ứng vật nuôi khác có thể tồn tại trong không khí lâu hơn các chất gây dị ứng khác. Điều này là do chúng có kích thước cực nhỏ và hình dạng lởm chởm, khiến chúng dễ dàng bay vào không khí và bám vào đồ đạc, giường, vải và thậm chí nhiều lần được mang vào các vật dụng ra vào nhà.

Dấu hiệu của dị ứng vật nuôi
Các triệu chứng phổ biến của dị ứng vật nuôi là:
- Hắt hơi.
- Sổ mũi.
- Ngứa, đỏ hoặc chảy nước mắt.
- Nghẹt mũi.
- Ngứa mũi, vòm miệng hoặc cổ họng.
- Chảy mũi sau.
- Ho.
- Tăng áp lực và đau ở mặt.
- Bị thức giấc thường xuyên.
- Vùng da dưới mắt bị sưng và quầng xanh.
- Trẻ thường xuyên chà xát mũi lên trên.
Nếu dị ứng thú cưng gây bệnh hen suyễn, bạn cũng có thể:
- Khó thở.
- Tức hoặc đau ngực.
- Tiếng rít hoặc thở khò khè khi thở ra.
- Khó ngủ do khó thở, Ho hoặc thở khò khè.
Biến chứng của bệnh
Các biến chứng của dị ứng vật nuôi ảnh hưởng đến hệ hô hấp, chẳng hạn như:
- Viêm xoang: Tình trạng viêm các mô trong mũi kéo dài và mạn tính do dị ứng vật nuôi có thể làm tắc nghẽn các xoang rỗng kết nối với mũi của bạn. Việc tắc nghẽn khiến bạn dễ bị nhiễm trùng xoang (viêm xoang).
- Hen suyễn: Người bị cả hen suyễn và dị ứng vật nuôi thường khó kiểm soát các triệu chứng hen. Họ có nguy cơ vào cơn hen cấp. Khi xuất hiện cơn hen cấp, bạn cần nhập cấp cứu sớm để được điều trị kịp thời.
Cách khắc phục dị ứng vật nuôi
Điều trị đầu tiên cho kiểm soát dị ứng vật nuôi là tránh các động vật gây dị ứng càng nhiều càng tốt. Khi bạn giảm thiểu tiếp xúc với vật nuôi gây dị ứng, bạn sẽ có những phản ứng dị ứng ít thường xuyên hơn hoặc ít nghiêm trọng.
Việc loại bỏ hoàn toàn tiếp xúc với chất gây dị ứng từ động vật đôi khi rất khó khăn. Thậm chí nếu bạn không nuôi thú cưng, bạn có thể gặp phải chất gây dị ứng vật nuôi lưu trên quần áo của người khác một cách tình cờ.
Ngoài việc tránh các chất gây dị ứng từ vật nuôi, bạn có thể cần thuốc để kiểm soát các triệu chứng.
Thuốc chống dị ứng
- Kháng histamine.
- Corticosteroids.
- Thuốc co mạch mũi.
- Thuốc ức chế leukotriene.
Phương pháp điều trị khác
- Liệu pháp miễn dịch.
- Rửa mũi.

Cách phòng ngừa bệnh
Tránh tiếp xúc thú cưng là cách tốt nhất, ngoài ra bạn cần thay đổi thói quen sinh hoạt để kiểm soát dị ứng với vật nuôi.
- Không nên để vật nuôi vào phòng ngủ.
- Vệ sinh và cọ rửa các bức tường và đồ gỗ. Giữ bề mặt trong nhà sạch sẽ và gọn gàng.
- Nếu bạn dùng thảm, hãy chọn loại thảm mỏng và giặt thảm thường xuyên. Thường xuyên hút bụi để làm sạch nhà cửa.
- Đeo khẩu trang lúc hút bụi.
- Thay quần áo và vệ sinh sạch sẽ sau khi tiếp xúc lâu với vật nuôi.
- Lắp thêm một máy lọc không khí kết hợp với một bộ lọc để giúp loại bỏ chất gây dị ứng vật nuôi từ không khí.
- Tắm cho vật nuôi mỗi tuần có thể làm giảm tác nhân gây dị ứng trong không khí.
Dị ứng vật nuôi rất thường gặp đặc biệt trên những người có cơ địa nhạy cảm. Nếu bạn nghi ngờ bản thân bị dị ứng vật nuôi, hãy làm theo các bước trên để hạn chế tiếp xúc dị nguyên hết mức có thể. Đồng thời bạn nên khám sớm khi có triệu chứng để được chẩn đoán, tư vấn điều trị phù hợp.
Leave a reply