Dị vật trong tai là tình trạng vật lạ (côn trùng, đồ chơi, vật nhỏ…) rơi vào ống tai ngoài gây tổn thương, tắc nghẽn. Đây cũng được xem là cấp cứu tai mũi họng thường xảy ra phổ biến ở trẻ nhỏ. Cha mẹ nên nắm rõ cách lấy dị vật trong tai để có hướng xử trí kịp thời khi cần thiết.
Dị vật ở trong tai là tình trạng gì?
Dị vật ở trong tai là tình trạng một vật bị mắc kẹt trong ống tai (một ống dẫn từ màng nhĩ ra bên ngoài). Các dị vật phổ biến thường gặp là bông gạc, côn trùng (gián, ruồi, kiến), thực phẩm (đậu hoặc hạt), đồ chơi nhỏ, hạt. Bạn thường nhận thức được nếu có dị vật trong tai nhưng trẻ nhỏ thì có thể không được.
Nguyên nhân khiến dị vật lọt vào trong tai
Đa số các dị vật tai thường do trẻ em tự đặt vào vì sự tò mò. Cha mẹ không nên nóng giận, mà phải thật bình tĩnh khi hỏi trẻ về việc này. Vì trẻ có thể sẽ sợ và phủ nhận việc đã bỏ thứ gì đó vào trong tai. Điều này có thể khiến phát hiện dị vật muộn và làm tăng nguy cơ xảy ra những biến chứng.
Những loài côn trùng có thể bò vào trong tai khi bạn đang ngủ. Vì vậy ngủ dưới sàn hay ngủ ngoài trời có thể làm tăng nguy cơ này.
Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc (bị) dị vật trong tai
- Không bơm nước rửa tai vào vì cũng có thể làm dị vật bị đẩy vào sâu hơn hoặc nếu đây là dị vật dạng thấm nước thì nó sẽ phình to hơn.
- Không dùng thuốc nhỏ tai cho đến khi bạn biết dị vật là gì. Vì nếu dị vật đã gây thủng màng nhĩ của bạn thì thuốc nhỏ tai chỉ làm cho vấn đề nghiêm trọng hơn.
- Không cố gắng dùng ngón tay hoặc tăm bông ngoáy vào lỗ tai.

Dấu hiệu nhận biết dị vật trong tai
Các triệu chứng phổ biến của tình trạng dị vật ở trong tai là:
- Đau tai nếu dị vật gây tổn thương tai hoặc màng nhĩ hay gây nhiễm trùng.
- Mất thính lực.
- Ù tai.
- Nghe ù hoặc cảm giác nhột nếu có một con côn trùng chui vào ống tai.
- Da bị đỏ, ngứa hoặc chảy máu trong tai.
- Chóng mặt.
Biến chứng có thể gặp khi mắc bệnh dị vật trong tai
- Thủng màng nhĩ.
- Ảnh hưởng tới chức năng nghe: Điếc dẫn truyền hoặc điếc tiếp nhận không hồi phục.
- Biến dạng vành tai, ống tai.
- Liệt dây thần kinh.
Xử trí dị vật chui vào tai
Thực tế cách xử trí dị vật trong tai không phải lúc nào cũng giống nhau ở tất cả các trường hợp mà còn tùy thuộc vào dị vật đó ở vị trí nào trong tai, có sâu không và nó ảnh hưởng như thế nào. Khi nhận ra có dị vật bất thường xuất hiện trong tai của bạn, hãy làm theo một số gợi ý sau đây:
- Đa số dị vật mắc kẹt trong tai sẽ không ảnh hưởng đến tính mạng, do đó bạn nên giữ sự bình tĩnh, không được hoảng hốt. Sau đó kiểm tra xem dị vật nào đang kẹt trong tai của bạn và đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán chính xác.
- Khi đã áp dụng kỹ thuật xử trí dị vật trong tai tại nhà mà vẫn chưa đưa được dị vật ra ngoài, bạn nên đến các phòng khám, bệnh viện uy tín để thực hiện điều trị.
- Đi khám nếu tai có cảm giác khó chịu, đau nhức, hoặc chảy máu. Lúc này có thể là dị vật đã làm tai bạn bị tổn thương nặng, cần được đi khám càng sớm càng tốt.
- Tiến hành nội soi khi cảm thấy ù tai và khó khăn khi nghe để kiểm tra tình trạng của màng nhĩ lúc này.
- Nếu dị vật trong tai bạn là pin cúc áo thì hãy tìm cách lấy nó ra càng nhanh càng tốt, có thể nhờ sự can thiệp của bác sĩ chuyên khoa nếu cần để tránh trường hợp pin phân hủy làm bỏng tai bạn.
- Những đồ vật dễ bị phình to trong môi trường ẩm ướt thì sẽ càng khó lấy ra hơn nếu để chúng mắc kẹt trong tai một thời gian dài, vì vậy, cách xử trí dị vật trong tai ở những đối tượng này giống như trên.

Phương pháp lấy dị vật tại bệnh viện
Khi chúng ta không thể tự ý lấy dị vật bên trong tai của mình ra ngoài thì nên lưu ý tới gặp ngay bác sĩ để được tư vấn và đưa dị vật ra bên ngoài một cách tốt nhất.
- Rửa ống tai: Kỹ thuật này cần dùng ống bơm nước ấm vào thành trên của ống tai. Khi đó nước sẽ đi vào bên trong tai và luồn vào phía sau của dị vật. Từ đó dị vật sẽ được đẩy ra ngoài theo dòng nước.
- Dùng nhíp: Đầu tiên các bác sĩ sẽ dùng phễu soi tai để kiểm tra và xác định dị vật bên trong tai. Sau đó dùng nhíp nhẹ nhàng gắp vật thể ra ngoài để không gây tổn thương tới tai. Nếu dị vật là đồ kim loại, dùng dụng cụ có từ tính để hút vật thể ra bên ngoài.
- Dùng giác hút: Sử dụng một ống nhỏ đặt vào gần sát bên trong dị vật sau đó hút mạnh để đưa dị vật ra ngoài. Lưu ý chi sử dụng với các dị vật cứng, nhỏ và nhẹ để dễ dàng hút ra. Tránh việc hút quá mạnh ảnh hưởng tới màng nhĩ của tai.
- Dùng thuốc gây mê: Trẻ em thường rất dễ quấy khóc cũng như không dữ yên tư thế nhất định. Vì vậy rất dễ xảy ra những tình trạng không mong muốn khi trẻ quay đầu hay cử động. Cần sử dụng thuốc gây mê để dễ dàng hơn khi tiến hành đưa dị vật ra ngoài cho trẻ.
- Dùng kháng sinh: Nếu dị vật bên trong tai của bạn gây thủng màng nhĩ thì bạn nên sử dụng thuốc kháng sinh để tránh bị nhiễm trùng. Sau đó từ 1 đến 2 tháng màng nhĩ của bạn sẽ tự hồi phục.
Phòng ngừa dị vật rơi vào tai
Để ngăn tình trạng dị vật trong tai ở trẻ nhỏ, cha mẹ nên áp dụng các biện pháp:
- Lưu ý đến trẻ em khi trẻ đang chơi, cầm, nắm với các vật nhỏ.
- Hạn chế cho trẻ tiếp với những vật quá nhỏ, dễ mắc kẹt.
- Hạn chế dùng khăn giấy, bông gạc hoặc dụng cụ nhỏ để làm sạch ống tai trẻ.
Tuy dị vật chui vào tai tạm thời chưa gây ra nhiều nguy hiểm đến tính mạng. Nhưng nếu giữ trong một thời gian dài, dị vật sẽ làm tai bạn bị tổn thương, ảnh hưởng đến màng nhĩ và thính giác và có thể dẫn đến tình trạng chảy máu tai. Vì vậy, bạn nên nắm rõ kỹ thuật xử trí dị vật trong tai sẽ giúp bạn tránh khỏi những tình huống đáng tiếc xảy ra đấy. Đồng thời, thật thận trọng khi sinh hoạt, làm việc tránh xảy ra những điều ngoài ý muốn.