Khoang màng phổi có nhiều dịch hơn bình thường thì được gọi là tràn dịch màng phổi. Tràn dịch màng phổi có thể gặp ở cả người lớn và trẻ em.
Triệu chứng thường gặp
Một số triệu chứng tràn dịch màng phổi điển hình mà người bệnh cần chú ý như:
- Đau ngực: Đau ngực là triệu chứng ban đầu của tràn dịch màng phổi. Đau âm ỉ phía bên tràn dịch, nếu nằm nghiêng phía bên đối diện thì cơn đau sẽ tăng lên.
- Khó thở: Triệu chứng tràn dịch màng phổi điển hình là hiện tượng khó thở. Mức độ khó thở tùy thuộc vào số lượng cũng như tốc độ dịch tiết ra.
- Sốt: Khi tràn dịch màng phổi, người bệnh có thể sốt. Sốt là phản ứng bình thường của cơ thể khi có dấu hiệu nhiễm trùng do tràn dịch màng phổi.
Tuy nhiên trong trường hợp tràn dịch màng phổi xảy ra ở người có tuổi, người mắc bệnh hiểm nghèo thì sẽ không có triệu chứng sốt.
- Ho khan: Một trong những triệu chứng bệnh thường gặp là ho khan. Tuy nhiên tần suất ho khan còn tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh.
Điều trị tràn dịch màng phổi
Để điều trị bệnh tràn dịch màng phổi cần phải xác định được nguyên nhân gây ra tràn dịch màng phổi.
Chọc hút dịch màng phổi là thủ thuật quan trong nhằm kết hợp với các biện pháp khác để có chẩn đoán xác định, và hỗ trợ bệnh nhân cải thiện triệu chứng khó thở nếu lượng dịch nhiều.
Tùy thuộc vào lượng dịch ước đoán nhiều hay ít để có biện pháp chọc dịch phù hợp, tránh các tai biến do chọc dịch gây ra.
- Dẫn lưu màng phổi: Trong trường hợp tràn mủ màng phổi, người bệnh sẽ được thực hiện phẫu thuật nhỏ gọi là dẫn lưu màng phổi để đặt một ống dẫn lưu bằng nhựa xuyên qua da vào trong khoang màng phổi nhằm thoát mủ ra ngoài dần.
- Điều trị nội khoa: Tùy theo từng nguyên nhân của bệnh bác sĩ sẽ có chỉ định biện pháp điều trị phù hợp: Nếu do nhiễm khuẩn (viêm mủ màng phổi): Sử dụng kháng sinh; Nếu do lao: điều trị thuốc kháng lao; Ung thư: phẫu thuật hoặc dùng hóa chất; Điều trị suy tim, xơ gan, suy thận…
- Các biện pháp hỗ trợ khác: Nghỉ ngơi tại giường; ăn những thức ăn nhẹ, dễ tiêu, đủ năng lượng và dinh dưỡng; điều trị sốt, đau ngực bằng paracetamol; tập vật lý trị liệu hô hấp: theo chỉ định của thầy thuốc.
Các phương pháp phòng bệnh
Để phòng ngừa bệnh hiệu quả, bạn nên lưu ý những điều sau:
- Thường xuyên dọn dẹp, vệ sinh nhà cửa,…
- Tránh đến những nơi có không khí bị ô nhiễm, nhiều khói bụi,…
- Đảm bảo một chế ăn đầy đủ dinh dưỡng, ưu tiên lựa chọn những loại thực phẩm nhiều vitamin và khoáng chất giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng, phòng chống lại các loại bệnh tập một cách hiệu quả nhất.
- Không hút thuốc lá hoặc nếu bạn đang hút thuốc thì hãy sớm từ bỏ. Hút thuốc lá có thể gây hại cho sức khỏe, đặc biệt là gây hại nghiêm trọng cho phổi của bạn.
- Tập thể dục chính là cách giúp bạn rèn luyện sức khỏe và giúp tinh thần bạn thoải mái, tích cực hơn.
- Thường xuyên khám bệnh định kỳ biết nguy cơ bệnh, phát hiện các bệnh lý có thể gây tràn dịch màng phổi.
- Tránh di chứng do bệnh gây ra bằng cách tuân thủ điều trị bệnh đủ thời gian, duy trì các phương pháp phục hồi chức năng hô hấp…
Tràn dịch màng phổi là căn bệnh này có thể tiến triển nhanh chóng và dẫn đến những biến chứng nguy hiểm cho người bệnh, thậm chí có thể gây tử vong. Do đó, phát hiện sớm và tìm cách điều trị tràn dịch màng phổi kịp thời là những yếu tố vô cùng quan trọng để nâng cao hiệu quả điều trị bệnh. Ngoài ra nên áp dụng các biện pháp phòng bệnh giúp giảm nguy cơ mắc bệnh.