Dinh dưỡng cân bằng và hợp lý khi trẻ bị viêm phổi cũng góp phần đẩy lùi bệnh tật một cách nhanh chóng. Các bậc phụ huynh cần lưu ý đến chế độ dinh dưỡng để giúp bé mau khỏi bệnh.
Viêm phổi ở trẻ là gì?
Viêm phổi ở trẻ em là tình trạng nhiễm khuẩn phổi do nhiều nguyên nhân như vi khuẩn, virus, nấm hoặc ký sinh trùng. Trẻ cũng có thể bị viêm phổi do hít phải khí độc hoặc sặc hóa chất.
Cụ thể, các nguyên nhân gây viêm phổi ở trẻ có thể kể đến như:
- Ở trẻ dưới 5 tuổi: viêm phổi gây ra do phế cầu khuẩn, tụ cầu vàng, HIB, liên cầu khuẩn. Trong đó HIB có thể mắc phải do môi trường có vi khuẩn hoặc từ mẹ truyền sang khi mang thai.
- Ở trẻ trên 5 tuổi: viêm phổi gây ra do Influenza virus, Adenovirus, Mycoplasma pneumoniae,..
- Do sức đề kháng yếu: Hệ miễn dịch của trẻ vẫn còn khá non nớt và chưa hoàn thiện, rất dễ bị tấn công bởi các yếu tố bên ngoài môi trường.
- Do môi trường sống kém vệ sinh, không khí ô nhiễm, tiềm ẩn nhiều yếu tố nguy cơ chực chờ tấn công trẻ.

Trẻ bị viêm phổi nên ăn gì?
Thực phẩm giàu protein
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, một chế độ ăn uống giàu protein là rất cần thiết đối với trẻ bị viêm phổi. Các loại thực phẩm giàu protein như thịt trắng, quả hạch, cá hồi, cá mồi có tác dụng chống viêm, làm lành và phục hồi các mô bị tổn thương trong cơ thể. Vậy câu trả lời tiếp theo cho câu hỏi trẻ bị viêm phổi nên ăn gì, đó là thực phẩm giàu protein.
Các loại rau xanh
Các loại rau ăn lá như cải xoăn, rau diếp, rau bina chứa nhiều chất dinh dưỡng giúp chữa lành bệnh nhiễm trùng đường hô hấp. Chúng chứa chất chống oxy hóa giúp bảo vệ cơ thể chống lại các tác nhân lây nhiễm.
Sữa chua
Các loại thực phẩm như sữa chua có chứa men vi sinh giúp ức chế sự phát triển của mầm bệnh gây viêm phổi. Chúng cũng tăng cường hệ thống miễn dịch vì chúng làm tăng vi khuẩn tốt trong đường ruột.
Trẻ bị viêm phổi nên ăn gì – Mật ong
Mật ong được biết đến với đặc tính chữa bệnh từ rất lâu đời. Nó hỗ trợ việc chữa ho và cảm lạnh là các triệu chứng của bệnh viêm phổi. Nó có đặc tính kháng khuẩn và chống vi trùng.
Uống nhiều nước
Bé bị viêm phổi được khuyến khích uống nhiều nước. Không chỉ nước mà nước trái cây cũng giúp làm lỏng chất nhầy ra khỏi phổi. Chúng đào thải các chất độc có hại ra ngoài và giúp loại bỏ các phần tử lạ gây tắc nghẽn đường hô hấp.

Trẻ bị viêm phổi không nên ăn gì?
Đồ ăn chiên, rán, có nhiều dầu mỡ
Người bệnh viêm phổi thường có khả năng hấp thụ dinh dưỡng kém hơn những người bình thường, dẫn đến việc cơ thể thường xuyên suy nhược. Do đó, người bệnh viêm phổi cần kiêng ăn những loại thực phẩm như đồ ăn có chứa nhiều dầu mỡ, vì chúng không tốt với hệ tiêu hóa, khó tiêu thụ và gây đầy hơi.
Hạt bí, đậu phộng, socola
Những loại hạt này ăn nhiều sẽ gây ngứa rát họng, tăng sản sinh đờm, không có lợi cho hệ hô hấp. Hạt bí, đậu phộng, socola là những món ăn mẹ cần loại bỏ ngay trong thực đơn hàng ngày.
Thịt chế biến sẵn
Chất bảo quản thịt Nitrat thường có nhiều trong đồ ăn sẵn, thường là đồ hộp. Ăn nhiều thịt chế biến sẵn sẽ khiến các triệu chứng viêm phổi trở nên trầm trọng hơn, thậm chí có nguy cơ gây ra viêm phổi cấp tính, đe dọa tính mạng của bệnh nhân. Bên cạnh đó, Nitrat còn là nguyên nhân khiến bệnh lâu khỏi.
Biện pháp phòng bệnh viêm đường hô hấp ở trẻ
- Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với người đang mắc bệnh.
- Tránh các yếu tố gây hại cho đường hô hấp của trẻ như bụi bẩn, khí độc, hơi nóng,…
- Giữ vệ sinh và bảo quản sữa mẹ đúng cách, tránh nhiễm khuẩn.
- Phụ huynh nên rửa tay đúng cách trước và sau khi chăm sóc trẻ.
- Cho trẻ vệ sinh răng miệng và súc miệng hằng ngày bằng nước muối.
- Giữ ấm cơ thể của bé vào mùa đông, đặc biệt là vùng cổ, ngực, bụng, bàn tay, gan bàn chân.
- Hạn chế đưa bé đến những nơi đông người trong mùa dịch.
- Đảm bảo chế độ dinh dưỡng đầy đủ và khoa học: Bữa ăn của trẻ nên đa dạng và cân bằng giữa 4 nhóm chất là chất đường bột, chất béo, chất đạm, vitamin và khoáng chất.
- Vệ sinh môi trường sống, phòng ở nên lưu thông không khí tốt, tránh tình trạng bí bách, ẩm thấp;
- Tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch để tạo miễn dịch chủ động giúp bé phòng tránh được nhiều căn bệnh truyền nhiễm.
Trẻ bị viêm phổi nên ăn gì và kiêng gì là vấn đề cần được các bậc phụ huynh đặc biệt quan tâm. Ăn uống đúng cách, kết hợp cùng chế độ nghỉ ngơi, sinh hoạt hợp lý và tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ giúp trẻ mau phục hồi sức khỏe, nhanh trở lại cuộc sống bình thường.