Rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là một trong những nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn, suy dinh dưỡng, chậm phát triển cả về thể chất lẫn trí tuệ. Vì thế, có một chế độ dinh dưỡng tốt sẽ giúp bé nhanh phục hồi sức khỏe và hỗ trợ điều trị bệnh mau khỏi.
Nguyên tắc xây dựng thực đơn cho bé rối loạn tiêu hóa
Khi xây dựng thực đơn cho bé bị rối loạn tiêu hóa, mẹ nên chú ý một vài điều sau:
- Bữa ăn của trẻ phải đủ 4 nhóm chất gồm: Chất đạm, tinh bột, chất béo, vitamin và khoáng chất.
- Thực đơn cần phù hợp với độ tuổi của trẻ.
- Các món ăn phải đảm bảo an toàn, chế biến sạch, ăn chín uống sôi.
- Chia nhỏ bữa ăn, không nên ép trẻ ăn.
- Thức ăn cần nấu mềm và nhuyễn hơn, dễ nuốt.
- Lựa chọn các loại thức ăn dễ tiêu, hỗ trợ làm giảm các triệu chứng rối loạn tiêu hóa.
- Không cho trẻ ăn những thực phẩm cay nóng, khó tiêu, làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh.
- Ưu tiên chọn sữa công thức giàu chất xơ tốt cho hệ tiêu hóa, chứa đạm nhỏ tự nhiên khoáng hóa casein thấp giúp dễ tiêu hóa, hấp thu nhanh.
Trẻ rối loạn tiêu hóa nên ăn gì?
Bánh mỳ nướng
Cũng giống như gạo, bánh mỳ nướng cũng hỗ trợ quá trìnhtiêu hóa rất tốt. Mẹ có thể thêm chút bơ khi nướng bánh mỳ để tạo mùi thơm dễ kích thích trẻ hơn.
Ngũ cốc nguyên hạt
Các loại ngũ cốc nguyên hạt là nguồn cung cấp chất đạm dồi dào, đồng thời chứa các loại dầu thực vật tự nhiên thúc đẩy hệ thống tiêu hóa khỏe mạnh.
Gạo trắng
Các món từ gạo trắng rất tốt cho trẻ bị rối loạn tiêu hóa. Khi trẻ ăn các món từ gạo sẽ giúp trẻ chắc bụng, dễ tiêu hóa và còn giúp hấp thụ bớt chất lỏng trong đường ruột nhờ đó làm giảm tiêu chảy. Chế độ ăn cho trẻ bị rối loạn tiêu hóa có thể là cơm trắng, cháo hạt, cháo xay tùy theo độ tuổi và sở thích của trẻ.
Bánh mì nướng
Ăn bánh mì nướng sẽ giúp cung cấp nhiều tinh bột và làm chậm lại quá trình tiêu hóa thức ăn trong dạ dày, đồng thời đảm bảo nguồn năng lượng cần thiết cho trẻ hoạt động. Đây là một trong những thực phẩm hàng đầu mà trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn.
Sốt táo
Tương tự như chuối, táo cũng là trái cây chứa lượng pectin dồi dào rất tốt cho trẻ bị rối loạn tiêu hóa. Để phát huy hiệu quả, mẹ nên cho bé ăn sốt táo thay vì táo tươi vì sẽ dễ tiêu hóa và có nhiều calo hơn.
Tinh bột
Các thực phẩm tinh bột đó là gạo trắng, bánh mì, khoai tây, ngũ cốc nguyên hạt…nhìn chung dễ ăn, dễ tiêu hóa cho bé. Nếu bé đang bị tiêu chảy, mẹ có thể cho bé ăn nhiều cơm trắng, cháo hạt hay cháo xay.
Sữa chua
Trong sữa chua có vi sinh lên men rất tốt cho hệ tiêu hóa. Những lợi khuẩn này làm cân bằng hệ sinh thái vi khuẩn trong đường ruột, khôi phục hàng rào bảo vệ và hỗ trợ tiêu hóa ở đường ruột.
Bổ sung men vi sinh
Một trong những cách khắc phục chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ đó là bổ sung men vi sinh cho bé. Men vi sinh cung cấp cho hệ tiêu hóa của bé các vi khuẩn có lợi, ức chế vi khuẩn có hại, từ đó cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột, hỗ trợ giúp giảm dần những dấu hiệu rối loạn tiêu hóa và bảo vệ hệ tiêu hóa của bé.
Những thực phẩm trẻ nên kiêng
Việc trẻ bị rối loạn tiêu hóa thì ngoài ăn gì ra cũng cần phải có một chế độ kiêng khem đầy đủ. Và chế độ kiêng ăn gì cũng còn tùy thuộc vào từng tình trạng rối loạn tiêu hóa.
- Không nên cho trẻ ăn các loại đồ ăn nhanh khó tiêu như: Xúc xích, thịt hộp, thịt xông khói, pizza, hambeger, sanwich,…
- Đối với trẻ bị tiêu chảy: Tránh các loại thực phẩm nhiều đường như nước ngọt, kẹo, bánh… và chất xơ như các loại đậu.
- Đối với các bé bị táo bón: Cần tránh các loại thức ăn giàu tinh bột như bắp, đậu và các loại thức ăn giàu chất béo bởi những chất này làm cho phân khô và trẻ khó đi tiêu hơn.
- Với trẻ bị rối loạn tiêu hóa do bất dung nạp đường lactose trong sữa: Mẹ nên dừng loại sữa trẻ đang uống và tham khảo ý kiến chuyên gia để đổi sang loại sữa chứa hàm lượng lactose thấp hơn và phù hợp với trẻ.
Trẻ rối loạn tiêu hóa nên ăn gì hay bé bị rối loạn tiêu hóa cần chăm sóc như thế nào,…. là hai trong số vô vàn câu hỏi khiến nhiều phụ huynh lo lắng.
Để trẻ khỏe mạnh, phát triển tốt cần có một chế độ dinh dưỡng đảm bảo về số lượng và cân đối chất lượng. Nếu trẻ không được cung cấp các chất dinh dưỡng đầy đủ và cân đối sẽ dẫn đến những bệnh thừa hoặc thiếu chất dinh dưỡng ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển toàn diện của trẻ cả về thể chất, tâm thần và vận động.