Khi thời tiết thay đổi, do hệ miễn dịch còn non kém, trẻ em thường mắc viêm phế quản với các biểu hiện như ho, sổ mũi và khó thở. Trẻ bị viêm phế quản thường không quá nguy hiểm nhưng nếu không được theo dõi và xử lý kịp thời có thể gây biến chứng viêm phổi, suy hô hấp, thậm chí tử vong.
Bệnh viêm phế quản là gì?
Viêm phế quản là tình trạng lớp niêm mạc các ống phế quản bị viêm. Viêm phế quản có thể là cấp tính hoặc mãn tính. Viêm phế quản được biểu hiện bằng những đặc điểm chính sau: Ho, khó thở, xuất hiện đờm trắng hoặc vàng xanh, mệt mỏi, có thể kèm theo sốt nhẹ.
Trẻ viêm phế quản nên ăn gì?
Nước lúa mạch
Với rất nhiều vitamin và khoáng chất như canxi, sắt, kẽm, magiê và đồng, nước lúa mạch là một trong những thức uống lành mạnh nhất cho trẻ sơ sinh. Đó là chất chống oxy hóa và chất phytochemical giúp giảm bệnh tật mà không làm rối loạn hệ tiêu hóa.
Trà gừng
Gừng được biết đến là một chất kháng vi-rút tự nhiên, và ngay cả mùi hương của nó cũng có tác dụng làm dịu. Gừng hỗ trợ trong việc tiết mồ hôi và do đó làm giảm nhiệt độ cơ thể trong trường hợp sốt. Trà gừng ấm cũng có thể hoạt động như một loại thuốc thông mũi.
Súp đậu lăng tỏi
Cùng với cháo, súp đậu lăng rất thích hợp để trị viêm phế quản, ho hoặc sốt. Tỏi có đặc tính chống oxy hóa và kháng vi-rút, giúp ngăn ngừa nhiễm trùng và đẩy nhanh quá trình chữa bệnh.
Nước ép táo
Là thực phẩm dễ tiêu hóa, táo là một trong những thực phẩm tốt nhất cho trẻ sơ sinh đang bị viêm phế quản. Công thức nước sốt táo này rất dễ dàng cho trẻ sơ sinh mới bắt đầu ăn dặm..
Nước ép lựu
Lựu chứa đầy chất chống oxy hóa rất quan trọng trong việc phục hồi sau cơn ho và viêm phế quản. Đối với trẻ sơ sinh, có thể khó ăn hạt lựu, nhưng nước ép này sẽ giúp cung cấp cho trẻ các chất dinh dưỡng cần thiết của loại quả này.
Probiotic
Sử dụng các thực phẩm cung cấp probiotics như sữa chua để tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ.
Uống nhiều nước
Bệnh nhân viêm phế quản dễ bị mất nước do sốt, nôn mửa và tiêu chảy. Vì vậy, cần uống nhiều nước để bổ sung đủ nước cho cơ thể. Uống nhiều nước còn làm dịu họng, làm loãng đờm nhớt, giúp người bệnh dễ dàng khạc nhổ ra hơn.

Nguyên tắc
Các nguyên tắc chế biến/ăn uống:
- Nên ăn nhiều bữa, mỗi bữa ăn không quá nhiều.
- Thức ăn nên được nấu nhừ, dạng lỏng (cháo, bột…) để dễ tiêu hoá.
Trẻ viêm phế quản tránh ăn gì?
Khi trẻ bị viêm phế quản, bố mẹ cần cho trẻ kiêng các loại thực phẩm sau:
- Hạn chế tối đa hoặc tránh cho con ăn các đồ ăn chiên, xào như: Khoai tây chiên, gà rán, thịt chiên. Các thực phẩm giàu chết béo, dầu mỡ; kể cả sữa có hàm lượng chất béo cao cũng nên hạn chế trong thực đơn của trẻ viêm phế quản; vì nó có thể là nguyên nhân làm tăng triệu chứng khó thở của bệnh viêm phế quản.
- Cha mẹ cần chú ý giảm lượng đường trong chế độ ăn của trẻ viêm phế quản. Việc thường xuyên ăn các loại đồ ăn như bánh kẹo, nước ngọt đóng chai, đồ uống có gas,…sẽ gây tình trạnh thừa đường trong cơ thể, làm gia tăng hiện tượng khó thở.
- Kiêng ăn các đồ cay nóng như ớt, hạt tiêu,… , dễ gây kích ứng niêm mạc phế quản gây hiện tượng ho kéo dài.
- Nên tránh các loại hoa quả có tính chua, chát như: Mận, táo chua vì những thực phẩm này sẽ khiến trẻ khó long đờm.

Lưu ý chăm sóc bé bị viêm phế quản
Dinh dưỡng cho trẻ viêm phế quản để nhanh chóng hồi phục? Xây dựng một chế độ dinh dưỡng đầy đủ cho bé giúp đẩy nhanh quá trình điều trị. Bên cạnh đó, cũng cần lưu ý cho trẻ bị viêm phế quản:
- Giữ cơ thể trẻ luôn đủ ấm, đặc biệt là vào mùa lạnh và thời điểm giao mùa.
- Đối với trẻ dễ bị kích ứng bởi các tác nhân như bụi bẩn, phấn hoa, lông chó mèo… nên hạn chế khả năng tiếp xúc của trẻ với các tác nhân nêu trên.
- Giữ môi trường sống của trẻ luôn sạch sẽ, thoáng mát.
- Xây dựng chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng nhằm nâng cao sức khỏe và sức đề kháng cho trẻ nhỏ.
- Cách ly trẻ với người đang mắc các bệnh liên quan đến đường hô hấp.
- Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với khói thuốc lá và môi trường ô nhiễm, ẩm mốc.
- Tiêm vắc-xin phòng các bệnh về hô hấp cho trẻ như vắc-xin phế cầu, …
- Kiểm tra sức khỏe của trẻ định kỳ nhằm phát hiện kịp thời bệnh lý.
Trẻ bị viêm phế quản có thể tự khỏi nếu được phát hiện sớm và cha mẹ trẻ xử trí đúng cách. Tuy nhiên, bệnh cũng có thể diễn biến nặng, gây những hậu quả nặng nề cho trẻ. Các bậc phụ huynh cần nắm rõ những dấu hiệu nặng của bệnh để điều trị cho trẻ một cách tốt nhất. Ngoài ra, để trẻ phục hồi sức khỏe nhanh, phát triển tốt cần có một chế độ dinh dưỡng đảm bảo về số lượng và cân đối chất lượng.