Những đốm trắng trên móng tay không phải là một căn bệnh nguy hiểm nhưng có thể cho chúng ta biết được một số vấn đề về sức khỏe.
Nguyên nhân xuất hiện đốm trắng trên móng tay
Một số nguyên nhân gây nên tình trạng xuất hiện đốm trắng ở móng tay, móng chân:
- Thiếu chất dinh dưỡng: Khi cơ thể được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu thì móng tay, móng chân sẽ trở nên cứng cáp chắc khỏe. Tuy nhiên, khi móng tay xuất hiện những đốm trắng có thể cảnh báo cơ thể đang thiếu hụt một số chất dinh dưỡng như kẽm, canxi, kali, vitamin C và protein…
- Nấm móng tay: Triệu chứng ban đầu của nấm móng là xuất hiện một vài đốm trắng nhỏ ở móng tay và càng ngày càng lan rộng khắp các móng tay và móng chân. Khi mắc bệnh, móng tay sẽ trở nên dày hơn và có kẽ hở ở dưới móng khiến cho người bệnh cảm thấy đau đớn.
- Khô móng: Thói quen dùng nước rửa móng có cồn sau khi sơn móng tay của nhiều chị em phụ nữ rất dễ làm móng bị khô.
- Nếu đốm trắng do nguyên nhân cắt khóe thì chỉ cần loại bỏ tình trạng này, tránh cắt khóe sâu, nếu do nguyên nhân này chỉ cần để móng tay dài tự nhiên, sau đó cắt bỏ dần để loại bỏ những đốm trắng là được.
- Đối với các đốm trắng do sang chấn lên móng và tránh bị nhiễm các loại nấm men do quá trình làm đồng và việc tay chân thì trong quá trình làm việc ngoài trời lao động chân tay tiếp xúc với môi trường, hóa chất.
Các nguyên nhân ít phổ biến hơn bao gồm:
Những dạng móng tay có đốm trắng
Trước khi tìm hiểu nguyên nhân nào khiến móng tay có đốm trắng, chúng ta cần biết và phân biệt các dạng đốm trắng trên móng tay. Đó có thể là đốm trắng hoàn toàn hoặc một phần.
Đốm trắng hoàn toàn là toàn bộ móng có màu trắng, vấn đề thường là do di truyền. Trong khi đó, chứng móng tay có đốm trắng mà chúng ta thường gặp là đốm trắng một phần với các dạng như sau:
- Đốm trắng dạng vân kẻ: Đó là những đường sọc ngang hoặc dọc nhỏ trên móng tay.
- Đốm trắng dạng quả trứng: Đó là những đốm nhỏ li ti, trông giống quả trứng, thường xuất hiện nhiều trên cả móng. Dạng này thường gặp ở trẻ nhỏ, khá phổ biến.
- Đốm trắng dọc: Đó là những đường kẻ nằm dọc theo chiều của móng tay, dạng này rất ít gặp
Khắc phục và phòng tránh đốm trắng móng
Dưới đây là một số lưu ý mà bạn có thể thực hiện để không bị móng tay có đốm trắng:
- Không cắt móng tay quá sâu, đặc biệt là phần khóe. Nên đợi móng tay dài như bình thường rồi cắt bỏ phần móng có chấm trắng.
- Khi lao động hoặc làm việc sử dụng đôi tay nhiều nên mang đồ bảo hộ lao động hoặc găng tay để bảo vệ tay không bị tiếp xúc với hóa chất hay nhiễm khuẩn nấm, đồng thời tránh bị va đập gây chấn thương ở móng.
- Ăn uống đầy đủ vitamin và khoáng chất, đặc biệt là các loại thực phẩm giàu canxi, protein, magie, kali, natri, vitamin C để giúp móng chắc khỏe nói riêng, sức khỏe tổng thể nói chung. Bạn có thể tìm thấy những dưỡng chất này có nhiều trong thịt, sữa, trứng, cả, các loại ngũ cốc và rau quả tươi.
- Chú ý bổ sung các nguyên tố vi lượng như đồng, kẽm, magiê bằng các thực phẩm quen thuộc có trong các bữa ăn hàng ngày như hàu, trứng, thịt cua, tép,…
- Không nên dùng sơn móng tay để che đi tình trạng này vì các hóa chất có trong các loại sơn móng tay có thể khiến móng bị tổn thương nghiêm trọng hơn. Nếu cảm thấy lo lắng, bạn nên thăm khám bác sĩ để được tư vấn phù hợp.
Hầu hết các trường hợp móng tay có đốm trắng là do móng tay bị chấn thương do va đập hoặc cơ thể thiếu chất dinh dưỡng cần thiết. Bạn chỉ cần chú ý bổ sung các loại thực phẩm phù hợp thì những đốm trắng sẽ dần biến mất khi móng dài ra và được cắt đi.