Đồng tử là một trong những bộ phận quan trọng của mắt. Giãn đồng tử có thể là một hiện tượng sinh lý bình thường của mắt. Tuy nhiên trong một số trường hợp, giãn đồng tử lại là hiện tượng phi sinh lý, và là một dấu hiệu bất thường nào đó của cơ thể.
Giãn đồng tử là gì?
Đồng tử là một lỗ đen nằm ở trung tâm mống mắt. Chúng tập trung ánh sáng và mang đến võng mạc để tạo thành hình ảnh.
Giãn đồng tử là sự giãn nở của đồng tử, sự kích thích của các sợi xuyên tâm của mống mắt làm tăng khẩu độ đồng tử. Giãn đồng tử có thể là một phản ứng đồng tử có tính sinh lý hoặc do một nguyên nhân nào đó.
Thông thường, đồng tử giãn ra trong bóng tối và hạn chế ánh sáng nhằm cải thiện sự sống động của hình ảnh vào ban đêm, bảo vệ võng mạc khỏi tác hại của ánh sáng mặt trời vào ban ngày. Giãn đồng tử cũng có thể là sự giãn nở tự nhiên trong điều kiện ánh sáng yếu hoặc do sự kích thích giao cảm. Khi đồng tử giãn, mắt sẽ trở nên nhạy cảm với ánh sáng, làm cho mắt nhìn mờ hơn.
Nguyên nhân giãn đồng tử
Có nhiều nguyên nhân dẫn tới sự giãn đồng tử ví dụ như:
- Thuốc: Một số loại thuốc làm cho mắt nhạy cảm với ánh sáng như thuốc histamin, thuốc say tàu xe, thuốc buồn nôn, thuốc trầm cảm ba vòng, thuốc điều trị parkinson, thuốc chống động kinh,…
- Chấn thương mắt: Một số chấn thương mắt nghiêm trọng dẫn tới tổn thương mống mắt và khiến cho đồng tử giãn ra hoặc biến dạng. Ngoài ra, chấn thương mắt có thể gặp trong quá trình phẫu thuật như ghép giác mạc, mổ đục thủy tinh thể.
- Các bệnh về não: Đột quỵ, u não hay chấn thương đầu có thể ảnh hưởng khả năng mắt nhạy cảm với ánh sáng, khiến cho đồng tử ở một hoặc cả hai bên mắt bị giãn. Áp lực tích tụ bên trong não sau các tình trạng trên có thể làm tổn thương các cơ trong mống mắt có chức năng giúp đồng tử co giãn.
- Thuốc gây nghiện: Những người có sử dụng thuốc gây nghiện sẽ khiến cho mắt phản ứng chậm với ánh sáng và đồng tử bị giãn. Bên cạnh đó, thuốc cai nghiện cũng có thể làm giãn đồng tử.
- Mống mắt có dị tật bẩm sinh: Dị tật mống mắt bẩm sinh là tình trạng khiếm khuyết một phần hay toàn phần ở mống mắt, làm cho đồng tử bị giãn rất rộng.
Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc giãn đồng tử
Các yếu tố làm tăng nguy cơ giãn đồng tử:
- Có tiền sử bị tổn thương mắt.
- Có tiền sử bị chấn thương não.
- Sử dụng chất gây nghiện.

Triệu chứng của giãn đồng tử
Triệu chứng đặc trưng của giãn đồng tử đó là kích thước đồng tử của bạn lớn hơn bình thường.
Một vài dấu hiệu cho thấy đồng tử của bạn đang bị giãn:
- Nhìn mờ, và có cảm giác co thắt quanh mắt và trán.
- Đau đầu, chóng mặt.
- Khó ngủ và kích ứng mắt.
Biện pháp điều trị giãn đồng tử
Việc chữa trị mắt giãn đồng tử nhằm mục đích cố gắng bảo vệ toàn bộ chức năng của mắt.
Ví dụ như, nếu nguyên nhân bắt nguồn từ việc dụng thuốc, bác sĩ sẽ khuyên bạn nên chờ tác dụng của thuốc hết và tránh dùng các thuốc này trong tương lai.
Khi giãn đồng tử gây ra bởi chấn thương não và mắt, bác sĩ sẽ đưa ra các phương pháp điều trị mạnh hơn. Trong trường hợp nghiêm trọng, bác sĩ có thể yêu cầu phẫu thuật để sửa chữa những tổn thương gây ra cho dây thần kinh hoặc cấu trúc mắt. Lúc này, bạn cần phải băng mắt cho đến khi mắt lành lại.
Bác sĩ cũng có thể chỉ định liều thấp của một thuốc điều trị tăng nhãn áp để giúp thu hẹp đồng tử.
Kiểm soát kiểm soát giãn đồng tử
Những cách sau sẽ giúp bạn xoay sở với những triệu chứng của giãn đồng tử:
- Tránh ánh nắng chiếu vào trực tiếp.
- Không nên lái xe vào ban ngày.
- Đeo kính mát được khuyên dùng bởi bác sĩ nhãn khoa trong môi trường có đầy ánh sáng.
- Tránh đọc sách báo quá gần mắt.

Phương pháp phòng ngừa giãn đồng tử
Để phòng ngừa bệnh hiệu quả, bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây:
- Tránh ánh nắng trực tiếp vào mắt.
- Đéo kính mát được bác sĩ khuyên dùng.
- Không nên đọc sách quá gần.
- Hạn chế lái xe vào ban ngày.
Giãn đồng tử có thể là do phản xạ sinh lý bình thường dưới tác động của môi trường. Tuy nhiên, cũng có thể là dấu hiệu của một chấn thương, bệnh lý thần kinh hay tác dụng phụ của thuốc. Do đó, khi thấy mắt mờ, nhạy cảm với ánh sáng, đôi khi có kèm theo đau đầu, chóng mắt thì người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và có biện pháp can thiệp phù hợp.